Mẫu đơn xin xác nhận nằm viện, đang điều trị tại bệnh viện mới nhất năm 2024

Đơn xin xác nhận nằm viện, đang điều trị tại bệnh viện là gì? Mẫu đơn xin xác nhận nằm viện, đang điều trị tại bệnh viện? Hướng dẫn soạn thảo đơn xin xác nhận nằm viện, đang điều trị tại bệnh viện? Hồ sơ xin xác nhận đang nằm viện? Một số quy định của pháp luật về chế độ đau ốm?

1 428 08/01/2024
Tải về


Mẫu đơn xin xác nhận nằm viện, đang điều trị tại bệnh viện mới nhất năm 2024

1. Mẫu đơn xin xác nhận nằm viện, đang điều trị tại bệnh viện

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————-

ĐƠN XIN XÁC NHẬN NẰM VIỆN, ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI BÊNH VIỆN

Kính gửi: ………

Tôi tên: ……, sinh năm: ……

Thường trú tại : ………

Thân nhân (Ông, Bà, Cha, Mẹ, Con) của tôi là :……..

Nhập viện ngày:……/……/ ………, hiện đang điều trị tại khoa……

Nay tôi làm đơn này kính mong ……… xác nhận …..…… tôi đang điều trị tại đây.

Lý do: ……

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Xác nhận bệnh nhân: ………. , sinh năm: ……

Số hồ sơ bệnh án: ……….

Chẩn đoán: ……….

Ngày vào viện:………

Hiện đang điều trị tại: …………..

……, ngày…tháng…năm…

Bác sĩ

(Ký và ghi rõ họ tên)

Giám đốc

( Ký tên và đóng dấu)

2. Đơn xin xác nhận nằm viện, đang điều trị tại bệnh viện là gì?

Sức khỏe con người luôn là vấn đề được coi trọng hàng đầu. Con người phải có sức khỏe thì mới có thể lao động và hoạt động bình thường được. Trong khi đang thực hiện các công việc của mình mà người đó cảm thấy sức khỏe mình có vấn đề, đi khám bệnh và được yêu cầu điều trị lâu dài tại bệnh viện thì các cơ quan, trường học hay tổ chức phải sắp xếp, tạo điều kiện tốt nhất cho bệnh nhân an tâm tham gia điều trị bệnh của mình. Mẫu đơn xin xác nhận nằm viện, đang điều trị tại bệnh viện được lập ra để người bệnh xin xác nhận đang nằm viện, đang được điều trị tại cơ sở y tế.

Tùy vào nhiều nguyên nhân khác nhau của bệnh nhân mà mẫu đơn xin xác nhận nằm viện, đang điều trị tại bệnh viện được lập ra để xin được xác nhận nằm viện, xác nhận đang điều trị tại bệnh viện. Mẫu nêu rõ thông tin của người làm đơn xin xác nhận, thông tin xác nhận của bệnh viện, lý do xin xác nhận,… Để mẫu đơn có giá trị thì cần phải có đầy đủ chữ ký của người làm đơn, bác sĩ điều trị và xác nhận của giám đốc cơ sở y tế.

3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin xác nhận nằm viện, đang điều trị tại bệnh viện

– Phần mở đầu:

+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.

+ Tên biên bản cụ thể là đơn xin xác nhận nằm viện, đang điều trị tại bệnh viện.

– Phần nội dung chính của biên bản:

+ Thông tin cơ sở y tế.

+ Thông tin người bệnh

+ Lý do làm đơn

– Phần cuối biên bản:

+ Ký và ghi rõ họ tên người làm đơn.

+ Xác nhận của bệnh viện.

+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.

+ Ký và ghi rõ họ tên của bác sĩ.

+ Ký tên và đóng dấu của giám đốc.

Mẫu đơn xin xác nhận nằm viện, đang điều trị tại bệnh viện mới nhất năm 2024 (ảnh 1)

4. Hồ sơ xin xác nhận đang nằm viện

– Đơn xin xác nhận đang nằm viện;

– CMND/CCCD của người làm đơn;

– Sổ khám chữa bệnh, giấy lưu trú tại bệnh viện hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương chứng minh hiện tại đang trong liệu trình điều trị;

– Các giấy tờ, văn bản khác có liên quan.

5. Một số quy định của pháp luật về chế độ đau ốm

5.1. Đối tượng và ý nghĩa của chế độ đau ốm

Đối tượng:

Theo Điều 24 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về người lao động tham gia BHXH được hưởng chế độ là người:

– Làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

– Sĩ quan, quân nhân quân đội; sĩ quan, hạ sĩ quan công an; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân;

– Người quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã có hưởng lương.

Ý nghĩa:

Chế độ ốm đau là một trong những chính sách an sinh xã hội mang ý nghĩa nhân văn cao cả, nhằm bảo đảm thu nhập cho người tham gia BHXH tạm thời bị gián đoạn do phải nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn,…

Chế độ này có tác dụng to lớn không chỉ với người lao động, gia đình của họ mà còn với người sử dụng lao động. Đối với bản thân người lao động, chế độ hỗ trợ một phần kinh phí điều trị, duy trì cuộc sống hàng ngày, giúp người lao động nhanh chóng trở lại làm việc, ổn định đời sống.

Đối với người sử dụng lao động, bằng việc đảm bảo thu nhập cho người lao động, chế độ ấy góp phần không nhỏ trong việc ổn định tâm lý, tăng năng suất lao động, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

5.2. Điều kiện hưởng, thời gian hưởng và mức hưởng chế độ ốm đau

Điều kiện hưởng chế độ ốm đau:

Không phải ai gặp rủi ro về sức khỏe cũng được hưởng chế độ mà chỉ những người đáp ứng đủ điều kiện nhất định tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mới được hưởng. Theo đó, người lao động:

– Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền, ngoại trừ trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy;

– Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

Thời gian hưởng chế độ ốm đau:

– Đối với bản thân người lao động ốm đau:

Theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được nghỉ hưởng chế độ với số ngày tùy theo điều kiện làm việc:

Làm việc trong điều kiện bình thường:

+ 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;

+ 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

+ 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

+ 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;

+ 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

+ 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

Thời gian nghỉ nêu trên tính theo ngày làm việc, không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Trường hợp ốm đau dài ngày:

+ Tối đa 180 ngày;

+ Hết 180 ngày vẫn tiếp tục điều trị thì được thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH.

Thời gian nghỉ này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

– Đối với con ốm đau:

Không chỉ người lao động ốm đau mới được hưởng chế độ mà pháp luật còn tạo điều kiện để người lao động có thời gian chăm sóc con cái của mình. Theo Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tính theo ngày làm việc, khi con ốm đau, người lao động được nghỉ:

+ Tối đa 20 ngày làm việc/năm nếu con dưới 03 tuổi;

+ Tối đa 15 ngày làm việc/năm nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

Mức hưởng chế độ ốm đau:

Theo Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, nhằm bảo đảm thu nhập cho người lao động và hỗ trợ một phần chi phí điều trị, người lao động ốm đau được hưởng chế độ với mức hưởng:

Mức hưởng hàng tháng = 75% x Mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ

Đối với người ốm đau dài ngày đã nghỉ hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì mức hưởng sẽ thấp hơn:

– Bằng 65% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đã đóng bảo BHXH từ đủ 30 năm trở lên;

– Bằng 55% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

– Bằng 50% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.

Riêng sĩ quan, quân nhân quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan công an, người làm công tác cơ yếu được hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ.

Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau:

Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, để hưởng chế độ, người lao động phải chuẩn bị hồ sơ hưởng chế độ ốm đau gồm các giấy tờ sau:

– Giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động nếu điều trị nội trú;

-Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH nếu điều trị ngoại trú;

– Giấy khám, chữa bệnh dịch bằng tiếng Việt nếu khám, chữa bệnh ở nước ngoài.

5.3. Thủ tục hưởng chế độ ốm đau

Ốm đau không chỉ ảnh hưởng tới riêng bản thân người lao động mà còn ảnh hưởng tới cả người sử dụng lao động và nguồn nhân lực xã hội. Chính vì vậy, mọi cá nhân, tổ chức có liên quan đều có trách nhiệm tạo điều kiện để người lao động được hưởng chế độ.

– Đối với người lao động:

Trong vòng 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động nộp hồ sơ nêu trên cho người sử dụng lao động.

– Đối với người sử dụng lao động:

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ (bao gồm hồ sơ của người lao động và Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ) nộp cho cơ quan BHXH.

– Đối với cơ quan BHXH:

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động, cơ quan BHXH giải quyết và chi trả tiền ốm đau cho người lao động.

5.4. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau

Theo Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động đã nghỉ hết thời gian hưởng chế độ trong một năm mà trong 30 ngày đầu trở lại làm việc vẫn chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 đến 10 ngày, tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần:

– Tối đa 10 ngày với người mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;

– Tối đa 07 ngày với người phải phẫu thuật;

– Bằng 05 ngày với các trường hợp khác.

Trong thời gian này, người lao động được hỗ trợ mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Có thể thấy, tuy không may khi gặp rủi ro về sức khỏe nhưng người lao động luôn được người sử dụng lao động và toàn xã hội đồng hành, hỗ trợ một cách tốt nhất để sớm quay trở lại làm việc.

1 428 08/01/2024
Tải về