Mẫu đơn trình báo công an và hướng dẫn cách viết chi tiết
Trong các trường hợp như phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc khi quyền lợi của bản thân bị xâm phạm… người dân có nhu cầu báo cho cơ quan công an biết. Dưới đây là mẫu đơn trình báo công an và hướng dẫn cách viết chi tiết nhất.
Mẫu đơn trình báo công an và hướng dẫn cách viết chi tiết
1. Mẫu Đơn trình báo công an
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
ĐƠN TRÌNH BÁO
Kính gửi: CÔNG AN ……………………….........................………………. (1)
Tôi tên là :………………………SĐT………………...............………......... (2)
CMND/CCCD số : ………………………………………...........…….………(3)
ĐKHKTT : …………………………………………………...........……..........(4)
Chỗ ở hiện tại : ........................................................................................(5)
Tôi làm đơn này xin trình báo với Quý cơ quan việc như sau:
.................................................................................................................
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….(6)
Để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của tôi và gia đình, đồng thời, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại đến quyền tài sản của công dân, nay tôi đề nghị Qúy cơ quan xem xét các vấn đề sau đây:
1: …………………………………………………………………………………………….
2: ………………………………………………………………………………………….
3: …………………………………………………………………………………………….
4: …………………………………………………………………………………………. (7)
Xin chân thành cảm ơn.
Tài liệu kèm theo: (8) |
……, ngày …. tháng ….. năm…… Người làm đơn |
2. Hướng dẫn cách viết đơn
(1) Công an quận/huyện/xã/phường theo nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật
(2), (3), (4), (5) Họ tên, Số điện thoại, Số CMND/CCCD, địa chỉ hộ khẩu và nơi ở của người làm đơn trình báo
(6) Miêu tả chi tiết hành vi vi phạm, các mốc thời gian liên quan đến vi phạm, tên, địa chỉ người vi phạm (nếu có)
(7) Những yêu cầu của người trình báo với cơ quan công an. Chẳng hạn:
- Đề nghị xem xét hành vi vi phạm pháp luật của….
- Đề nghị xác minh người thực hiện hành vi vi phạm…
(8) Những chứng cứ kèm theo mà người trình báo có được như hình ảnh vi phạm, hợp đồng, cam kết…
Lưu ý:
- Thông tin ghi trong mẫu đơn nên thật chi tiết, chính xác, mạch lạc, rõ ràng thì quá trình giải quyết vụ việc sẽ diễn ra nhanh hơn và thuận lợi hơn.
- Nội dung sự việc nên trình bày theo trình tự thời gian.
- Cung cấp chi tiết thông tin người trình báo để cơ quan công an liên hệ lại dễ dàng khi cần.
- Người trình báo nên thực hiện nộp trực tiếp tại cơ quan công an để được thụ lý vụ việc sớm nhất, tránh thất lạc.
3. Gửi Đơn trình báo công an tại đâu?
Theo khoản 4 Điều 163 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự như sau:
“4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt…”.
Như vậy, để đơn trình báo được giải quyết một cách nhanh nhất, khi phát hiện tội phạm và các hành vi phạm tội, người dân nên trình báo tại cơ quan công an cấp huyện nơi tội phạm xảy ra. Chẳng hạn, ông A có hộ khẩu thường trú tại Ninh Bình, đang sinh sống tại Đống Đa, Hà Nội. Tại nhà trọ ở Hà Nội, ông A bị mất trộm thì phải trình báo với cơ cơ công an quận Đống Đa để được giải quyết nhanh nhất.
Tuy nhiên, để việc phát hiện và xử lý tội phạm được thực hiện triệt để, Điều 145 Bộ luật này quy định trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:
1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Như vậy, người dân có thể gửi đơn trình báo tới công an viện kiểm sát các cấp, các địa phương. . Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
4. Có được rút đơn trình báo công an không?
Trong một số trường hợp hoặc do 02 bên đã tự giải quyết được với nhau, hoặc do có nhầm lẫn trong việc tố cáo, người dân có nhu cầu rút đơn trình báo.
Nếu vụ việc trình báo có dấu hiệu hình sự thì Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại như sau:
1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Như vậy, chỉ các tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự thì người trình báo mới được rút đơn. Các tội phạm hình sự khác dù rút đơn thì cơ quan điều tra vẫn khởi tố vụ án hình sự.
Xem thêm các chương trình khác: