Mẫu đơn kiến nghị giải quyết đất đai đúng hạn mới nhất năm 2024

Mẫu đơn kiến nghi giải quyết đất đai là mẫu đơn được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Vậy mẫu đơn kiến nghị giải quyết đất đai đúng hạn bao gồm những nội dung gì? Khi soạn thảo mẫu đơn kiến nghị giải quyết đất đai đúng hạn cần lưu ý những gì?

1 178 16/01/2024
Tải về


Mẫu đơn kiến nghị giải quyết đất đai đúng hạn mới nhất năm 2024

1. Mẫu đơn kiến nghị giải quyết đất đai

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…….ngày…..tháng….. năm…..

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn):……(1)

Họ và tên tôi là:……(2)

Sinh năm: …….(3)

CMND/CCCD: ……(4)

Ngày cấp:…… nơi cấp:…

Hộ khẩu thường trú:……(5)

Tôi viết đơn này đề nghị quý cơ quan giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai giữa gia đình tôi với gia đình của ông (bà):………

Nơi ở:……

Nội dung vụ việc tranh chấp đất đai như sau:….(6)

Đến nay, các bên không thể thương lượng, hòa giải được với nhau để giải quyết vụ việc tranh chấp đất đai nêu trên. Vì vậy, tôi làm đơn này đề nghị …………….. tổ chức hòa giải tranh chấp đất giữa gia đình tôi với gia đình ông: ………………………., trú tại …………….. để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp nêu trên.

Nội dung đề nghị cấp thẩm quyền giải quyết:….(7)

Kính mong cơ quan có thẩm quyền xem xét đơn đề nghị và giải quyết sớm cho tôi.

Tôi chân thành cảm ơn !

Tài liệu có gửi kèm theo:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

-………

NGƯỜI LÀM ĐƠN ĐỀ NGHỊ

(ký và ghi rõ họ tên)

2. Mẫu đơn kiến nghị giải quyết đất đai là gì?

Mẫu đơn kiến nghị giải quyết đất đai đúng hạn mới nhất năm 2024 (ảnh 1)

Mẫu đơn kiến nghị giải quyết đất đai là mẫu đơn được lập ra khi có kiến nghị giải quyết đất đai. Mẫu đơn kiến nghị giải quyết đất đai nêu rõ thông tin về người làm đơn (họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, hộ khẩu thường trú,..) nội dung việc tranh chấp đất đai và kiến nghị giải quyết đất đai..

Mẫu đơn kiến nghị giải quyết đất đai là mẫu đơn do cá nhân lập ra gửi đến cơ quan có thẩm quyền là Uỷ ban nhân dân phường, xã, phường, để kiến nghị giải quyết về đất đai. Mẫu đơn kiến nghị giải quyết đất đai là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét, và đưa ra biện pháp xử lý về kiến nghị giải quyết đất đai của người kiến nghị.

3. Hướng dẫn cách viết đơn kiến nghị giải quyết đất đai đúng hạn

(1): Điền tên nơi tiếp nhận đơn

(2): Điền họ tên người làm đơn

(3): Điền năm sinh của người làm đơn

(4): Điền số chứng minh nhân dân

(5): Điền hộ khẩu thường trú của người làm đơn

(6): Điền nội dung vụ việc

(7): Điền nội dung đề nghị cấp thẩm quyền

4. Quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

– Cơ sở pháp lý:

+ Luật đất đai 2013

+ Nghị định 43/2014/NĐ- CP

Trình tự thủ tục:

Bước 1: Đầu tiên phải có tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND được xác định tại (khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013).

Bước 2: Tiếp theo là ghi tên, nơi cư trú của người làm đơn (người đề nghị); ghi rõ họ tên, nơi cư trú của những người mà người yêu cầu cho rằng có liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai.

Bước 3: Trình bày nội dung đề nghị giải quyết tranh chấp: lý do, mục đích, yêu cầu giải quyết để cơ quan có thẩm quyền giải quyết được tình trạng tranh chấp.

+ Tóm tắt vụ việc dẫn đến tranh chấp đất đai (các sự việc diễn ra theo trình tự thời gian, nêu các tranh chấp giữa hai bên liên quan đến khu vực tranh chấp).

+ Yêu cầu giải quyết tranh chấp ( xác định ranh giới thửa đất, chủ sử dụng hợp pháp quyền sử dụng đất, …)

– Bước 4: Cuối đơn là chữ ký cũng như họ tên đầy đủ của người làm đơn cũng như sự xác nhận của chính quyền địa phương.

+ Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu

+ Nếu là cơ quan tổ chức yêu cầu thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức yêu cầu ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

– Bước 5: Trình bày danh mục tài liệu, chứng cứ liên quan đến tranh chấp đất đai kèm theo đơn đề nghị như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ đỏ, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân,… nhằm thuận lợi cho công tác điều tra và đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Khi có tranh chấp đất đai, Nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải. Trường hợp không tự hòa giải thì nộp đơn yêu cầu tại UBND cấp xã nơi có đất để hòa giải. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Việc hòa giải và xử lý yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Căn cứ theo quy định tại (Khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013) và (Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP) thì việc giải quyết tranh chấp đất đai khi có yêu cầu của đương sự được UBND cấp có thẩm quyền giải quyết

– Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Toà án.

– Trường hợp tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết, nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại BTNMT hoặc kiện lên Tòa án.

Có thể thấy thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là : Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất để hoà giải, trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tạ Uỷ ban nhân dân xã thì các bên có thể tự hoà giải với nhau. Khi tiến hành hoà giải tranh chấp đất dai tại Uỷ ban nhân dân cấp xã thì được thực hiện trong thời hạn không qúa 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh ( Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ- CP)

– Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết.

– Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai. Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:

+ Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

+ Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;

+ Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;

+ Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường( Điều 90 Nghị định 43/2014/NĐ- CP)

– Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi đơn đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

– Sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phân công đơn vị có chức năng tham mưu giải quyết. Đơn vị được phân công giải quyết tiến hành thu thập, nghiên cứu hồ sơ; tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp; trường hợp cần thiết trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập đoàn công tác để tiến hành thẩm tra, xác minh vụ việc tại địa phương; hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

– Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai gồm:

+ Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

+ Biên bản làm việc với các bên tranh chấp, với các tổ chức, cá nhân có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;

+ Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp, hồ sơ, tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại địa phương;

+ Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

– Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc quyết định công nhận hòa giải thành được gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tuỳ thuộc từng trường hợp mà người yêu cầu phải nộp đơn ở những cơ quan giải quyết tranh chấp khác nhau theo quy định của pháp luật. Đối với thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh thì người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền và chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết. Còn đối với thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thì người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi đơn đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trách nhiệm xây dựng và vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá( Điều 95 Nghị định 43/2014/ND- CP)

– Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

+ Thiết kế, xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai; quản lý, tổ chức vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất đai ở Trung ương; hướng dẫn việc quản lý và vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất đai ở địa phương;

+ Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện việc đánh giá hàng năm về quản lý, sử dụng đất đai và tác động của chính sách, pháp luật về đất đai;

+ Lập báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất theo chuyên đề về quản lý, sử dụng đất đai và tác động của chính sách, pháp luật về đất đai;

+ Ban hành tiêu chí, quy trình đánh giá đối với quản lý, sử dụng đất đai và tác động của chính sách, pháp luật về đất đai; biểu, mẫu báo cáo và trách nhiệm báo cáo của hệ thống cơ quan tài nguyên và môi trường.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc xây dựng, vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý, sử dụng đất đai ở địa phương.

Như vậy, qua đó thấy được trách nhiệm của các cơ quan trong việc xây dựng và vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá. Theo đó, cơ quan tài nguyên và môi trường địa phương có trách nhiệm quản lý và tổ chức vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương; báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp và cơ quan tài nguyên và môi trường cấp trên về quản lý, sử dụng đất đai, tác động của chính sách pháp luật đất đai theo yêu cầu.

1 178 16/01/2024
Tải về