Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép lưu thông trong khu vực nội đô chuẩn nhất năm 2024

Khi lưu thông trong nội đô của thành phố Hồ Chí Minh cần làm đơn đề nghị cấp giấy phép lưu thông trong khu vực nội đô, Vietjack.me hướng dẫn mẫu đơn này và giải đáp một số vướng mắc của người dân liên quan đến luật giao thông đường bộ, cụ thể:

1 196 09/01/2024


Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép lưu thông trong khu vực nội đô chuẩn nhất năm 2024

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép lưu thông nội đô?

(Tên đơn vị đề nghị cấp phép)
………………………….
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP LƯU THÔNG TRONG KHU VỰC NỘI ĐÔ THÀNH PHỐ

Giờ Cấm □

Đường cấm □

Dừng, đỗ xe □

Kính gửi: ……………………………………………………

1. Tên tổ chức/cá nhân(1):..............................................

2. Thông tin liên hệ(2):

Địa chỉ:.............................................................................

Số điện thoại: ……………… Fax:.....................................

3. Mục đích đề nghị cấp phép(3):....................................

.........................................................................................

4. Mã số Doanh nghiệp:

Tên Doanh nghiệp

Mã số Doanh nghiệp

Đơn vị đề nghị cấp phép:

…………

Đơn vị khác có liên quan (cho thuê xe, hợp đồng bán hàng hóa, vật liệu, ...):

1.

…………

2.

…………

3.

…………

5. Danh sách các phương tiện đề nghị cấp phép(4):

mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép lưu thông trong khu vực nội đô chuẩn nhất năm 2024 (ảnh 1)

6. Thời hạn đề nghị cấp phép: đến hết ngày …/…/… hoặc ... tháng

7. Thời gian đề nghị cấp phép(5): Từ ………. giờ ……… đến …….. giờ …………..

8. Lộ trình lưu thông (đính kèm sơ đồ lộ trình lưu thông)(6):

Ø Lộ trình 1:

+ Áp dụng đối với các phương tiện mang biển số:...................................................

Đi:...............................................................................................................................

Về:..............................................................................................................................

Ø Lộ trình 2:

+ Áp dụng đối với các phương tiện mang biển số:...................................................

Đi:...............................................................................................................................

Về: .............................................................................................................................

Ø Lộ trình n: ...

9. (Tổ chức/cá nhân) cam đoan nội dung kê khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai./.


Đơn vị thuê vận chuyển
(hoặc Chủ đầu tư dự án)
Ký tên
(đóng dấu nếu có)

………., ngày .... tháng .... năm …….
Thủ trưởng đơn vị hoặc cá nhân đề nghị cấp phép
Ký tên
(đóng dấu nếu có)

Ghi chú:

(1) : Tên tổ chức/cá nhân đề nghị cấp phép phải ghi đầy đủ, rõ ràng.

(2) : Thông tin liên hệ: thể hiện địa chỉ, số điện thoại và số Fax hiện đang sử dụng nhằm phối hợp trong công tác cấp phép.

(3): Mục đích đề nghị cấp phép: thể hiện thông tin về loại hàng vận chuyển và phục vụ cho đối tượng/chương trình nào.

(4): Danh sách các phương tiện đề nghị cấp phép

+ Biển đăng ký: Ghi thông tin dựa vào mục Biển số đăng ký trên Chứng nhận đăng ký xe.

+ Chủ phương tiện: Ghi thông tin dựa vào mục Tên chủ xe trên Chứng nhận đăng ký xe.

+ Nhãn hiệu phương tiện: Ghi thông tin dựa vào mục Nhãn hiệu trên Chứng nhận đăng ký xe.

+ Khối lượng hàng CC CP TGGT: Ghi thông tin dựa vào mục Khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

+ Khối lượng bản thân: Ghi thông tin dựa vào mục Khối lượng bản thân trên Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

+ Khối lượng toàn bộ CP TGGT: Ghi thông tin dựa vào mục Khối lượng toàn bộ CP TGGT trên Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

+ Thời hạn đề nghị cấp phép: ghi rõ từ ngày… đến ngày... . Tuy nhiên, thời hạn đề nghị cấp phép không quá 06 tháng.

(5): Thời gian đề nghị cấp phép: ghi rõ thời gian.

(6): Lộ trình lưu thông:

+ Áp dụng đối với các phương tiện mang biển số: ..., ..., và ...

Đi: xuất phát (ghi rõ địa chỉ, tên công ty...) - tên các tuyến đường/cầu lưu thông qua - vị trí đến (ghi rõ địa chỉ, tên công ty...) - tên các tuyến đường/cầu lưu thông qua - vị trí đến (địa chỉ...) ...

Về: Tên các tuyến đường/cầu lưu thông qua - Nơi xuất phát/kho, bãi (ghi rõ địa chỉ, tên địa điểm...)

2. Đi xe máy chở ba người?

Câu hỏi:

Tôi có đi xe máy chở 3 trong khi đang đi thì gặp Công an giao thông bạn tôi điều khiển phương tiện nhưng thấy Công an giao thông sợ quả bỏ chạy.
Bị Công an giao thông đuổi theo và yêu cầu dừng phương tiên, nhưng khi đó bạn tôi sợ quá bỏ chạy, tôi ở lại nhưng các đồng chí ấy không đồng ý giải quyết và đã tịch thu xe đưa về đồn, khi đó chúng tôi không ký biên bản giữ xe, cũng không ký biên bản xử lí vi phạm.
Vậy cho tôi hỏi trường hợp của tôi có bị giữ xe không, và trong thời gian bao lâu? Tôi phải làm thủ tục gì để nhận lại xe? Công an giao thông làm vậy có đúng không?
Trả lời:

* Xác định lỗi vi phạm

Đối với lỗi xe máy chở quá số người quy định sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền:

Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

l) Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;

Cảnh sát giao thông ngoài nhiệm vụ điều khiển giao thông thì trong Luật Giao thông đường bộ còn quy định cảnh sát tgiao thông thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Người tham gia giao thông không những phải chấp hạnh hiệu lệnh của cảnh sát giao thông khi điều khiển giao thông mà còn cả trong khi tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

* Quy định về tạm giữ phương tiện

Tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Tại khoản 6 và khoản 7 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

“6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.

7. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì có thể bị tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Việc tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời gian chờ ra quyết định không làm ảnh hưởng quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức đó.”

Như vậy, để đảm bảo cho việc đảm bảo thi hành quyết định xử phạt thì CSGT có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự pháp luật quy định. Trong trường hợp không có các loại giấy tờ nêu trên thì CSGT sẽ lập biên bản tạm giữ phương tiện trong vòng 7 ngày.

Khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

“Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề”

Trong trường hợp bạn không ký vào Biên bản xử lý vi phạm, cũng như Biên bản tạm giữ phương tiện thì các Biên bản này vẫn có thể là căn cứ hợp pháp để ra Quyết định xử phạt nếu có chữ ký của người chứng kiến. Trong vòng 07 ngày kể từ ngày lập biên bản thì người có thẩm quyền xử phạt sẽ phải ra Quyết định xử phạt (trong biên bản thường hẹn tối đa 7 ngày người vi phạm đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý).

Đến ngày hẹn trong biên bản bạn sẽ tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục xử lý vi phạm để nhận quyết định phạt hành chính , rồi mang quyết định tới kho bạc để đóng phạt, mang biên lai đóng phạt về đến nơi tạm giữ phương tiện để nhận lại phương tiện.

3. Mức xử phạt quá tốc độ với xe ô tô ?

Câu hỏi: Cách tính và sử phạt quá tốc độ của xe ôtô qua thiết bị giám sát hành trình như thế nào?

Trả lời:

Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc hoạt động kinh doanh vận tải và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa phải gắn thiết bị giám sát hành trình; thiết bị giám sát hành trình phải đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt và hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông.

Việc xử phạt quá tốc độ của xe ô tô qua thiết bị giám sát hành trình được thực hiện thông qua dữ liệu mà thiết bị giám sát ghi lại. Đó là cơ sở để xử phạt, và mức phạt tùy vào mức độ vi phạm theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

4. Xử phạt xe chở hàng vượt trọng tải?

Câu hỏi:

Tôi có câu hỏi về giao thông chưa rõ, cần xin ý kiến tư vấn của luật sư ạ. Tôi là lái xe theo hợp đồng của doanh nghiệp, Trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe có ghi xe tôi được chở 17,9 tấn. Thực tế xe chở 25 tấn.
Khi công an giao thông kiểm tra kết luận là vượt 27,9%.Cho tôi hỏi với hành vi này thì bị xử phạt như thế nào? Xe của tôi được phép chở quá tải bao nhiêu phần trăm ?

Trả lời:

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định về mức Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ, cụ thể :

Điều 24. Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ
2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng), trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng;

Như vậy, đối với người điều khiển xe có hành vi chở hàng vượt trọng tải cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30% thì mức xử phạt được áp dụng là phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Trường hợp của anh, vượt 27,9% sẽ bị áp dụng với mức hình phạt này.

Ngoài ra, đối với hành vi vi phạm theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì ngoài việc xử phạt người trực tiếp điều khiển xe, còn bị áp dụng xử phạt đối với chủ phương tiện. Cụ thể tại điểm h khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP :

Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
h) Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm đ khoản 2 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm đ khoản 2 Điều 24 Nghị định này;

Trường hợp này, Doanh nghiệp là chủ sở hữu phương tiện nên vẫn bị áp dụng mức xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi để cho người làm công điều khiển phương tiện thực hiện hành vi chở hàng vượt trọng tải từ 10% đến 30% so với giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.

1 196 09/01/2024