Mẫu đơn xin nghỉ phép đúng chuẩn cho người lao động mới nhất

Vietjack.me trân trọng giới thiệu tới bạn đọc: Mẫu đơn xin nghỉ phép đúng chuẩn cho người lao động mới nhất. Mời các bạn tham khảo:

1 63 lượt xem
Tải về


Mẫu đơn xin nghỉ phép đúng chuẩn cho người lao động mới nhất

1. Mẫu đơn xin nghỉ phép cho người lao động

1.1. Mẫu 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---o0o---

ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP

Kính gửi:

Họ tên :

Chức danh :

Phòng :

Xin nghỉ : … ngày Từ ngày: …/…/… đến …/…/…

Theo chế độ :

Mẫu đơn xin nghỉ phép đúng chuẩn cho người lao động

Đề nghị bàn giao công việc đang làm cho

• Ông/Bà :

• Chức danh :

• Đề nghị khác :

Trân trọng đề nghị!

…, ngày … tháng … năm …

BP.HCNS Trưởng bộ phận Người nhận bàn giao Người đề nghị

PHÊ DUYỆT CỦA GIÁM ĐỐC

1.2. Mẫu 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---o0o---

ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP

Kính gửi : - …

- …

Tôi tên là :

CMND số : cấp ngày: tại:

Đơn vị công tác:

Địa chỉ:

Chức vụ:

Bộ phận:

Nay tôi viết đơn ngày kính mong … cho tôi được nghỉ phép với các thông tin sau:

Thời gian nghỉ từ ngày: …/…/… đến ngày …/…/…

Lý do nghỉ:

Tôi sẽ sắp xếp công việc và bàn giao lại cho Ông/bà: ... Chức vụ: …

Kính mong … xem xét giải quyết.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

…, ngày … tháng … năm …

Mẫu đơn xin nghỉ phép đúng chuẩn cho người lao động

2. Số ngày nghỉ phép năm theo luật mà người lao động được nghỉ

Căn cứ theo Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định về số ngày nghỉ phép hằng năm của người lao động như sau:

“1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.”

Theo đó, tùy trường hợp, tính chất công việc cụ thể mà người lao động làm đủ năm sẽ được nghỉ phép từ 12 - 16 ngày làm việc.

Trường hợp nếu làm chưa đủ năm thì sẽ chia tỷ lệ số ngày phép và tính theo số tháng làm việc, Căn cứ vào Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:

Tính số ngày nghỉ phép năm bằng cách lấy số ngày nghỉ hằng năm chia cho 12 tháng rồi nhân với số tháng đã làm việc thực tế trong năm. Ví dụ như: Chị C làm việc ở công ty Y trong điều kiện bình thường, chị C làm việc được 08 tháng. Như vậy, số ngày phép năm của chị C= (12 ngày : 12) x 8 tháng = 8 ngày.

Tiếp tục căn cứ theo Điều 114 Bộ luật này, nếu làm việc đủ 05 năm cho một người sử dụng, người lao động còn được tăng thêm 01 ngày phép/năm.

3. Nghỉ phép hằng năm do doanh nghiệp quy định hay người lao động tự chọn?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ:

“Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.”

Như vậy, theo quy định trên thì lịch nghỉ phép năm sẽ do người sử dụng lao động hay doanh nghiệp quy định. Dù vậy, trước khi quy định lịch nghỉ phép, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết.

Điều này giúp hài hòa về quyền lợi giữa người lao động và phía người sử dụng lao động. Người lao động vẫn được nghỉ mà người sử dụng lao động có thể điều chỉnh nhân sự để không ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh.

4. Doanh nghiệp sẽ bị phạt như thế nào nếu không cho người lao động nghỉ phép năm?

Nếu không để người lao động nghỉ phép theo quy định, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:

“Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.”

Như vậy, nếu không cho người lao động nghỉ phép theo quy định, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.

1 63 lượt xem
Tải về