Mẫu đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thai sản chuẩn nhất 2024

Vietjack.me xin giới thiệu tới các bạn mẫu đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thai sản chuẩn nhất 2024:

1 257 lượt xem
Tải về


Mẫu đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thai sản chuẩn nhất 2024

1. Mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thai sản (Mẫu số 11B-HSB)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

HƯỞNG TRỢ CẤP THAI SẢN

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội huyện/quận .............................................................

Họ tên: ....................................................... , số sổ BHXH: ...............................,

số CMND ........................... cấp ngày ......... tháng ....... năm ..........tại ..............

Hiện cư trú tại: ..........................................……………………………………….....

..............................................................................................................................

Số điện thoại (nếu có): ..........................................................................................

Có thời gian tham gia BHXH là …. năm ….. tháng

Nghỉ việc, không đóng BHXH từ tháng….. năm……

Sinh con/Nhận nuôi con nuôi ngày .... tháng .... năm ......

Đề nghị cơ quan Bảo hiểm xã hội xem xét, giải quyết chế độ thai sản cho tôi theo quy định.

Tôi đề nghị được chuyển khoản tiền trợ cấp vào tài khoản cá nhân của tôi như sau: Chủ tài khoản: ……………, số tài khoản: ………..., mở tại Ngân hàng …………….., chi nhánh …………… (1)./.

............., ngày ....... tháng ..... năm .....
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú: (1) Trường hợp có yêu cầu nhận tiền trợ cấp BHXH qua tài khoản cá nhân thì ghi đầy đủ thông tin vào nội dung này, nếu không thì gạch chéo.

(Mẫu này áp dụng đối với người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi)

2. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Đối tượng được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật không chỉ là người lao động nữ mang thai mà còn là người mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ, người nhận nuôi con nuôi và Chồng/cha của lao động nữ mang thai. Theo quy định hiện nay thì đối tượng được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây (gồm 06 nhóm đối tượng chính):

1. Lao động nữ mang thai;

2. Lao động nữ sinh con;

3. Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

4. Người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

5. Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biẹn pháp triệt sản;

6. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con

Bạn có thể tham khảo quy định chi tiết về điều kiện hưởng thai sản tại điều 31, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

Lưu ý:

Không phải cứ đóng, tham gia bảo hiểm xã hội là đương nhiên được hưởng chế độ thai sản mà người lao động phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Người lao động nữ sinh con, Lao động nữ mang thai hộ, người mẹ mang thai hộ, người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi (Khoản 2, điều 31, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014).

+ Đối với trường hợp lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (Khoản 3, điều 31, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014).

+ Người lao động khi đáp ứng đủ hai điều kiện trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản (căn cứ theo điều 34, 36, 38 và khoản 1 điều 39 của luật bảo hiểm xã hội năm 2014)

Khái niệm về thời gian đóng bảo hiểm xã hội 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định cụ thể như sau:

1. Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi (căn cứ điểm a, điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH);

2. Trường hợp sinh con hoặc nhận con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước sinh con hoặc nhận con nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thời gian sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước sinh (căn cứ điểm b, điều 9 thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH)

3. Thủ tục và hồ sơ đăng ký hưởng bảo hiểm thai sản

Theo quy định tại điều 101của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

- Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

- Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

- Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật BHXH năm 2014.

4. Trình tự và các bước giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thai sản

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết nộp cho người sử dụng lao động:

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày người lao động trở lại làm việc (có thể trở lại trước hoặc sau khi hết thời gian nghỉ thai sản) người lao động có trách nhiệm nộp đầy đủ hồ sơ cho người sử dụng lao động để tiến hành thủ tục đăng ký hưởng bảo hiểm thai sản.

Trường hợp, người lao động nghỉ việc, thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì cần nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan BHXh nơi đăng ký hưởng chế độ thai sản. Trình tự thực hiện thủ tục hưởng bảo hiểm thai sản theo quy định.

Bước 2: Người sử dụng lao động lập và nộp hồ sơ đăng ký hưởng bảo hiểm thai sản

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động, chủ sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Bước 3: Giải quyết chế độ thai sản cho người lao động:

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ do người dử dụng lao động (thường là công ty/doanh nghiệp, cơ quan nhà nước ...). Cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết chế độ và chi trả tiền cho người lao động thông qua việc chuyển khoản qua tài khoản đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải giải quyết hoặc chi trả trực tiếp cho người lao động.

1 257 lượt xem
Tải về