Mẫu đơn xin hủy mã số thuế và Cách viết mới nhất 2024

Đơn xin hủy mã số thuế được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp không tiếp tục hoạt động, muốn tạm dừng hoạt động, hay một số lí do nào đó mà phải hủy mã số thuế và chấm dứt hiệu lực mã số thuế để xác định mã số thuế không còn giá trị sử dụng trong hệ thống dữ liệu đăng ký thuế của ngành Thuế.

1 309 08/01/2024
Tải về


Mẫu đơn xin hủy mã số thuế và Cách viết mới nhất 2024

1. Mẫu đơn xin hủy mã số thuế là gì?

Mẫu đơn xin hủy mã số thuế là mẫu đơn được lập ra với các thông tin gửi lên cơ quan quản lý thế để xin hủy mã số thuế. Mẫu đơn xin hủy mã số thuế để trình bày về việc xin hủy mã số thuế và xác định mã số thuế không còn giá trị sử dụng trong hệ thống dữ liệu đăng ký thuế của ngành Thuế.

2. Các trường hợp đóng mã số thuế

Đóng mã số thuế là hoạt động chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại cơ quan quản lý thuế. Trong đó, Điều 39 Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định về các trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế như sau:

- Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp:

+ Chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc giải thể, phá sản.

+ Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất.

- Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp:

+ Chấm dứt hoạt động kinh doanh, không còn phát nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh doanh;

+ Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất;

+ Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;

+ Cá nhân chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;

+ Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng;

+ Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.

Như vậy, chấm dứt mã số thuế cá nhân trong trường hợp cá nhân chết, mất năng lực hành vi dân sự, thực hiện hoạt động đóng mã số thuế cá nhân sẽ do nhân thân của cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự.

Đơn xin đóng mã số thuế cá nhân là văn bản do cá nhân gửi đến cơ quan thuế có thẩm quyền để xin cơ quan có thẩm quyền đóng mã số thuế.

Đơn xin đóng mã số thuế cá nhân được dùng để cá nhân gửi lên cơ quan có thẩm quyền nhằm chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

3. Mẫu đơn hủy mã số thuế

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……., ngày……tháng……năm……

ĐƠN XIN HỦY MÃ SỐ THUẾ

Kính gửi: – Cơ quan quản lý thuế……….

Căn cứ: – Thông tư 80/2012/TT-BTC

Tôi tên là:…….

Sinh ngày:…….

Là người đại diện theo pháp luật của công ty:……

Chức vụ….

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:……

Nơi cấp:…… cấp ngày……tháng…..năm……

Địa chỉ thường trú:………

Địa chỉ hiện tại:…………

Số điện thoại:………

Lý do viết đơn:

Do ………. vì vậy……… quyết định giải thể Công ty tại Việt Nam vào ……., ngày……tháng……năm…… theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Thông tin cụ thể về doanh nghiệp

Tên công ty:…… 1/ Loại hình doanh nghiệp:…….

2/ Giấy chứng nhận đầu tư số:… ….cấp ngày……….tháng………năm………

3/ Địa chỉ trụ trở chính:……..

4/ Điện thoại:…. Fax:….

5/ Đại diện theo pháp luật:… …. Chức vụ:……

Xét thấy Điều 14 thông tư số 80/2012/TT-BTC hướng dẫn luật quản lý thuế về đăng ký thuế có quy định:

“ Chấm dứt hiệu lực mã số thuế là thủ tục cơ quan thuế xác định mã số thuế không còn giá trị sử dụng trong hệ thống dữ liệu đăng ký thuế của ngành Thuế. Cơ quan thuế thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuế và thông báo công khai danh sách các mã số thuế chấm dứt hiệu lực sử dụng.

Tổ chức, cá nhân kinh doanh chấm dứt hoạt động, tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế…..”.

Hiện tại, Công ty chúng tôi đang thực hiện thủ tục giải thể theo quy định của pháp luật (các thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ, chấm dứt hợp đồng lao động giữa Công ty và nhân viên….). Vì vậy Công ty kính đề nghị cơ quan quản lý thuế………nhanh chóng hoàn giải quyết thủ tục giải thể và hủy mã số thuế doanh nghiệp cho công ty.

Tôi cam kết những thông tin trên là hoàn toàn chính xác, trung thực và bản thân hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin này.

Tôi xin chân thành cảm ơn./.

Người làm đơn/Người đại diện theo pháp luật

4. Cách viết đơn xin hủy mã số thuế theo quy định

- Họ và tên: Ghi theo Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân

- Chứng minh nhân dân/căn cước công dân số: Ghi theo chứng minh nhân dân, căn cước công dân

- Địa chỉ thường trú: Ghi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố.

- Địa chỉ hiện tại: Ghi địa chỉ hiện tại của người làm đơn, ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố

- Ghi đầy đủ thông tin cá nhân

- Ghi đầy đủ thông tin của doanh nghiệp

- Trình bày cụ thể lí do chấm dứt hiệu lực mã số thuế

- Ký tên người làm đơn hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

5. Hồ sơ xin đóng mã số thuế

Theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Luật quản lý thuế quy định như sau:

"4. Hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm:

a) Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế

b) Các giấy tờ khác có liên quan"

Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế là mẫu 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC như trên. Đồng thời, các giấy tờ khác có liên quan cũng được quy định cụ thể tại Điều 14 Thông tư này, ví dụ:

- Giấy chứng nhận hoặc giấy báo tử hoặc các giấy tờ thay cho giấy báo tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch, hoặc quyết định của tòa án tuyên bố một người là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự.

- Thông báo về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký

- Bản sao quyết định chia, bản sao hợp đồng hợp đồng hợp nhất, bản sao hợp đồng sáp nhập

- Bản sao quyết định hoặc thông báo của doanh nghiệp, hợp tác xã về chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; bản sao quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền...

6.Thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Bước 1: Hoàn thành nghĩa vụ của người nộp thuế

Căn cứ các Điều 60, 67, 69, 70, 71 Luật quản lý thuế, người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định với cơ quan quản lý thuế, cụ thể như sau:

- Xử lý số tiền thuế nộp thừa

- Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động

- Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động

- Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế là người đã chết, người bị tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

- Thực hiện hoàn thuế thu nhập cá nhân.

Bước 2: Nộp hồ sơ đóng mã số thuế cá nhân

Cá nhân nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc ngày kết thúc hợp đồng (theo khoản 6 Điều 39 Luật Quản lý thuế).

Khi mã số thuế của người nộp thuế bị chấm dứt hiệu lực thì Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Giấy chứng nhận đăng ký thuế dành cho cá nhân, Thông báo mã số thuế, Thông báo mã số người phụ thuộc hết hiệu lực.

1 309 08/01/2024
Tải về