Mẫu đơn tố cáo, đơn thư tố giác tội phạm mới nhất năm 2024

Mẫu đơn tố cáo đơn tố giác tội phạm, đơn tố cáo lừa đảo nhằm mục đích cho tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật hoặc lừa đảo được gửi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền nhằm giải quyết các vấn đề được trình bày trong đơn tố cáo.

1 206 16/01/2024
Tải về


Mẫu đơn tố cáo, đơn thư tố giác tội phạm mới nhất năm 2024

1. Mẫu đơn tố cáo tội phạm

– Mẫu đơn tố cáo tội phạm: Sử dụng khi bạn phát hiện ra và muốn thông báo đến cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của người khác. Tuy nhiên, bạn mới chỉ biết đó là hành vi vi phạm pháp luật chứ chưa lượng hình, chưa biết là vi phạm quy định nào, xử phạt ra sao.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–

…., ngày ……. tháng …… năm …….

ĐƠN TỐ CÁO

Kính gửi: …….. (1)

Tên tôi là: ……

Địa chỉ: …

Tôi làm đơn này tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của: .……….(2)

Nay tôi đề nghị: ………. (3)

Tôi xin cam đoan những nội dung tố cáo trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cố tình tố cáo sai.

NGƯỜI TỐ CÁO
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan tiếp nhận tố cáo, vs dụ: Công an xã/phường….; Công an quận/huyện…..

(2) Họ tên, chức vụ và hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo.

(3) Người, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo xác minh, kết luận và xử lý người có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

2. Mẫu đơn tố giác tội phạm

– Mẫu đơn tố giác tội phạm: Sử dụng khi bạn phát hiện ra và muốn thông báo đến cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của người khác. Tuy nhiên, mẫu đơn này được sử dụng khi bạn biết rõ hành vi vi phạm kia vi phạm quy định nào, quy định ở đâu và lượng hình như thế nào.

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – hạnh phúc

ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Kính gửi: …….

Chúng tôi là: ……………. Chức vụ: …………

Nghề nghiệp: …….

Chỗ ở hiện tại: ……..

Đăng ký hộ khẩu thường trú: …….

Chúng tôi làm đơn này tố giác các hành vi vi phạm pháp luật hình sự của ông/bà …….. ,

Chức vụ: ………….. về việc ……………….. bao che, xử lý qua loa, cố tình che giấu tội phạm.

Cụ thể:

Ngày……/……/……….., ………….

Từ sự việc và phân tích kể trên đã thấy rõ hành vi sai phạm như sau:

1 ……

2 …….

3 …….

4 …….

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ông/bà ……… đã vi phạm điều ………, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Chúng tôi xin tường trình, báo cáo sự việc và đề nghị cơ quan điều tra các nội dung liên quan tới những hành vi phạm pháp của đương sự bằng văn bản để xử lý hành vi vi phạm pháp luật của ông/bà ………….

Nay chúng tôi làm đơn này và trân trọng gửi kèm theo các bài báo phanh phui sai phạm của ông/bà ………… tới cơ quan chức năng để tố giác các hành vi vi phạm pháp luật hình sự của ông/bà …….. Kính đề nghị quý cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ để bảo đảm việc tuân theo pháp luật được thực thi nghiêm túc.

Kính đơn!

……….., ngày……..tháng……năm…………

Những người tố giác

3. Mẫu đơn thư tố cáo hành vi lừa đảo

– Mẫu đơn thư tố cáo, tố giác lừa đảo: Là một loại đơn tố cáo, đơn tố giác. Tuy nhiên, số lượng vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng lớn nên mẫu đơn này được thiết kế riêng dành cho trường hợp đó.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
—————-

….., ngày…..tháng…..năm…..

ĐƠN TỐ CÁO

(Về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ………..)

Kính gửi: CÔNG AN QUẬN/HUYỆN …..

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN …….

Họ và tên tôi: ……….. Sinh ngày: …….

Chứng minh nhân dân số: ………

Ngày cấp: …../…./…….. Nơi cấp: Công an tỉnh …….

Hộ khẩu thường trú: ……

Chỗ ở hiện tại: …….

Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:

Anh/Chị: ………. Sinh ngày: ……

Chứng minh nhân dân số: …….

Ngày cấp: ……….. Nơi cấp: ….

Hộ khẩu thường trú: …

Chỗ ở hiện tại: …………..

Vì anh/chị ………… đã có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của tôi với số tiền là ……….. Sự việc cụ thể như sau: …………

Từ những sự việc trên, có thể khẳng định ………. đã dùng thủ đoạn gian dối khi tạo cho tôi sự tin tưởng nhằm mục đích chiếm đoạt tiền của tôi.

Qua thủ đoạn và hành vi như trên, anh/chị ……… đã chiếm đoạt …….. triệu đồng của tôi.

Tôi cho rằng hành vi của anh/chị ……… có dấu hiệu phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” – quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo đó, “người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: ……..”

Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo anh/chị ……….. Kính đề nghị Quý cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:

– Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử anh/chị …………. về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

– Buộc anh/chị …………. phải trả lại tiền cho tôi.

Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.

Kính mong được xem xét và giải quyết.

Xin chân thành cảm ơn!

Người tố cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)

4. Thẩm quyền giải quyết tố cáo theo quy định Luật tố cáo

Mẫu đơn tố cáo, đơn thư tố giác tội phạm mới nhất năm 2024 (ảnh 1)

Tóm tắt câu hỏi:

Phân biệt thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 31 Luật tố cáo năm 2011 quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo như sau:

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý được giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Tố cáo có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơ quan thì các cơ quan có trách nhiệm phối hợp để xác định thẩm quyền giải quyết hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên quyết định giao cho một cơ quan chủ trì giải quyết; tố cáo có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan thì cơ quan thụ lý đầu tiên có thẩm quyền giải quyết.

– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo theo quy định tại Điều 32 Luật tố cáo 2011 như sau:

– Trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo, quyết định việc xử lý tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được thực hiện theo quy định tại các điều 18, 19, 20, 21, 22, 24, 25, 26, 27, 28, 29 và 30 của Luật tố cáo 2011, trừ trường hợp quy định tại Điều 33 của Luật tố cáo 2011.

+ Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực thì việc xử lý hành vi vi phạm đó còn phải tuân thủ pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

– Trường hợp pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có quy định về thời hạn giải quyết khác với quy định tại Điều 21 của Luật tố cáo 2011 thì thời hạn giải quyết tố cáo không được vượt quá thời hạn xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Đối với mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ có quan hệ pháp luật khác nhau, do đó tùy từng trường hợp cụ thể sẽ áp dụng linh hoạt các quy định về giải quyết tố cáo theo quy định Luật tố cáo 2011.

5. Thủ tục tiếp nhận, xử lý tố cáo tiếp và giải quyết lại tố cáo

Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật tố cáo 2011 quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Căn cứ Điều 7 Thông tư 12/2015/TT-BCA quy định quy trình giải quyết tố cáo trong công an nhân dân về tiếp nhận, xử lý tố cáo tiếp và giải quyết lại tố cáo. Việc giải quyết tố cáo phải đảm bảo kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thời hạn theo quy định của pháp luật; bảo đảm an toàn cho người tố cáo; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tập thể, cơ quan, đơn vị, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. Thủ tục tiếp nhận, xử lý tố cáo áp dụng như sau:

– Tiếp nhận xử lý tố cáo tiếp

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo xem xét, xử lý như sau:

+ Trong trường hợp đã quá thời hạn giải quyết tố cáo mà vụ việc chưa được giải quyết hoặc có nội dung tố cáo chưa được giải quyết thì yêu cầu người có trách nhiệm giải quyết tố cáo phải giải quyết, đồng thời yêu cầu báo cáo rõ lý do về việc chưa giải quyết tố cáo.

+ Đối với tố cáo đã được giải quyết đúng pháp luật nhưng có tình tiết mới chưa được phát hiện trong quá trình giải quyết tố cáo có thể làm thay đổi kết quả giải quyết tố cáo thì yêu cầu người đã giải quyết tố cáo phải tiếp tục giải quyết tố cáo đó theo thẩm quyền.

+ Trường hợp tố cáo tiếp nhưng không có tình tiết mới, không phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật thì không thụ lý giải quyết, đồng thời thông báo bằng văn bản cho người tố cáo, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 12/2015/TT-BCA .

– Dấu hiệu vi phạm pháp luật để thụ lý, giải quyết lại tố cáo

Khi phát hiện thấy một trong những dấu hiệu vi phạm pháp luật sau đây thì phải thụ lý giải quyết lại tố cáo:

+ Có vi phạm pháp luật nghiêm trọng về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo có thể làm thay đổi kết quả giải quyết tố cáo;

+ Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận nội dung tố cáo;

+ Kết luận nội dung tố cáo không phù hợp với những tài liệu, chứng cứ đã thu thập được;

+ Việc xử lý cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tố cáo và các tổ chức, cá nhân liên quan không phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật đã được kết luận;

+ Có bằng chứng về việc người giải quyết tố cáo hoặc người tiếp nhận tố cáo, người xác minh nội dung tố cáo đã làm sai lệch hồ sơ vụ việc;

+ Có dấu hiệu vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tố cáo nhưng chưa bị phát hiện.

– Việc tiếp nhận, xử lý tố cáo tiếp và giải quyết lại tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo và quy trình quy định tại Thông tư 12/2015/TT-BCA.

6. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, tố giác tội phạm

* Về quyền:

– Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa.

– Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

– Người tố giác tội phạm được yêu cầu biện pháp bảo vệ: Khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của mình bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại do việc cung cấp chứng cứ, tài liệu, thông tin liên quan đến tội phạm thì người tố giác tội phạm có quyền đề nghị được bảo vệ bởi cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ. Khi xét thấy có căn cứ, tính xác thực của đề nghị, yêu cầu bảo vệ thì cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ sẽ ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ thì phải giải thích rõ lý do cho người đã yêu cầu, đề nghị biết.

* Về nghĩa vụ:

– Có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, trình bày trung thực về những tình tiết mà mình biết về sự việc.

7. Quy định về quy trình giải quyết tố giác tội phạm

* Bước 1: Xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Trước khi tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố với cơ quan Công an, đề nghị xác định sơ bộ về tính chất, mức độ vụ việc, trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết của cơ quan Công an các cấp có thẩm quyền để từ đó cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố đến đúng cơ quan có thẩm quyền, tránh mất thời gian, gây khó khăn cho công tác tiếp nhận, điều tra, khám phá tội phạm.

Việc xác định cơ quan Công an các cấp có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định tại Điều 9 và Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của cơ quan Công an tương ứng với thẩm quyền xét xử của Tòa án. Theo đó, chỉ có cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp quận, huyện, thị xã; cơ quan An ninh điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ quan An ninh điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có chức năng giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Lưu ý: Các cơ quan Công an được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (được quy định tại Khoản 6, Điều 9 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015); Công an xã, phường, thị trấn; đồn Công an, trạm Công an không có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết kiến nghị khởi tố.

* Bước 2: Lựa chọn hình thức và tiến hành tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố có thể bằng các hình thức sau:

– Bằng miệng (trực tiếp đến trình báo hoặc tố giác, báo tin qua điện thoại tới cơ quan có thẩm quyền được xác định tại bước 1);

– Bằng văn bản (gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính (bưu điện) tới cơ quan có thẩm quyền được xác định tại bước 1).

Khi tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố tới cơ quan có thẩm quyền, cá nhân, cơ quan, tổ chức tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố cần cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu và trình bày rõ những hiểu biết của mình liên quan đến tội phạm mà mình tố giác, báo tin.

* Bước 3: Theo dõi kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

– Khi hết thời hạn 03 ngày kể từ ngày tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

– Khi hết thời gian giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự mà chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

1 206 16/01/2024
Tải về