Mẫu đơn xin nghỉ phép không hưởng lương mới nhất năm 2024

Trong quá trình lao động, người lao động bị ốm có nhu cầu khám chữa bệnh thì cần soạn thảo mẫu đơn xin nghỉ không lương cho người sử dụng lao động. Vậy soạn thảo mẫu đơn xin nghỉ không lương như thế nào là đầy đủ và chính xác nhất. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây:

1 219 14/01/2024


Mẫu đơn xin nghỉ phép không hưởng lương mới nhất năm 2024

1. Mẫu đơn xin nghỉ phép không hưởng lương mới nhất

Mẫu đơn xin nghỉ phép không hưởng lương mới nhất năm 2024 (ảnh 1)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------***-------

ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP KHÔNG HƯỞNG LƯƠNG

Kính gửi: - Ban Giám Đốc Công Ty ……………………………

- Trưởng phòng Hành Chính – Nhân Sự

- Trưởng bộ phận ………………………………………………….

Tôi tên là: …………………………………………………………… Nam/ Nữ: …………

Ngày/ Tháng/ Năm sinh: …………………………………………… Tại: ……………….

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………

Điện thoại liên lạc: …………………………………………………………………………

Nay tôi làm đơn này xin phép Ban Giám Đốc, Trưởng phòng HC – NS, Trưởng bộ phận …… cho tôi được nghỉ phép không hưởng lương từ ngày……………đến ngày ………….….

Lý do nghỉ phép: …………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………………

Tôi xin cam kết trở lại công tác sau khi hết thời gian xin nghỉ phép, nếu không tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước cơ quan.

Kính mong Ban Giám Đốc xem xét và chấp thuận.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

……, ngày…..tháng…..năm

Giám Đốc Phòng HC – NS Trưởng bộ phận Người làm đơn

2. Mẫu đơn xin nghỉ không lương là gì?

Mẫu đơn xin nghỉ việc không lương là văn bản do người lao động soạn thảo nhằm mục đích xin nghỉ việc và không hưởng lương.

Căn cứ vào Điều 115 Bộ luật lao động 2019 có quy định nghỉ việc riêng, nghỉ việc không hưởng lương gồm:

- Kết hôn : nghỉ 3 ngày.

- Con đẻ, con nuôi kết hôn : nghỉ 01 ngày.

- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết : nghỉ 3 ngày.

Người lao động được nghỉ không hưởng lương 1 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội,bà nội, ông ngoại,anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Mẫu đơn xin nghỉ không lương để chữa bệnh

* Nội dung của mẫu đơn xin nghỉ không lương để chữa bệnh:

- Phần mở đầu :

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ là phần mở đầu không thể thiếu trong văn bản này.

+ Tên mẫu đơn: đơn xin nghỉ không lương ( ghi bằng chữ in hoa và ghi ở giữa văn bản).

+ Phần kính gửi: kinh gửi Ban Giám đốc công ty, trưởng phòng nhân sự.....

- Phần nội dung:

+ Thông tin người làm đơn: họ và tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, đơn vị công tác, hộ khẩu thường trú, số điện thoại để liên hệ.

+ Lý do viết đơn: xin nghỉ việc vì bị ốm và để đi khám chữa bệnh.

+ Thông tin về bàn giao công việc.

- Phần kết thúc đơn:

+ Ghi rõ ngày tháng năm.

+ Người viết đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên.

* Hướng dẫn soạn thảo đơn xin nghỉ không lương:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lâp - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN NGHỈ NGHỈ KHÔNG LƯƠNG

Kính gửi : - Ban Giám đốc công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Sao Sáng

- Trưởng phòng nhân sự.

Tôi tên là : Lê Hoàng Thu Thảo

Ngày tháng năm sinh : 1/6/1980

Chức vụ: kế toán

Đơn vị công ty: Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Sao Sáng.

Hộ khẩu thường trú : Số 850 đường Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Số điện thoại : 0988654321

Nay tôi làm đơn này xin Ban Giám đốc công ty, Trưởng phòng nhân sự cho tôi được nghỉ không hưởng lương từ ngày 4 tháng 11 năm 2023 đến ngày 10 tháng 11 năm 2023.

Lý do xin nghỉ: xin nghỉ ốm để đi khám bệnh, chữa bệnh

Tôi đã bàn giao công việc cho Trưởng phòng trong suốt thời gian tạm nghỉ.

Tôi cam kết sẽ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ nêu trên, nếu không tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước công ty.

Kinh mong Ban Giám đốc xem xét và tạo điều kiện chấp thuận.

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 3 tháng 11 năm 2023

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên )

4. Người lao động được xin nghỉ ốm bao nhiêu ngày?

Căn cứ vào Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định thời gian tối đa hưởng chế độ đau trong một năm đối với người lao động như sau:

- Làm việc trong điều kiện bình thường thì hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm, 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

- Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mũ do Bộ Lao động - thương binh và xã hội, Bộ y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội 15 năm, 50 ngày nếu đã đóng từ 15 năm đến dưới 30 năm, 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

- Người lao động nghỉ việc do mặc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ y tế ban hành thì hưởng chế độ đau tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Như vậy, pháp luật không có cụ thể số ngày nghỉ ốm trong một tháng mà người lao động được nghỉ là bao nhiêu ngày.

5. Mức hưởng chế độ ốm đau đau đối với người lao động

Căn cứ vào Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về cách tính mức hưởng chế độ ốm đau với người lao động như sau:

- Người lao động hưởng chế độ ốm đau trong điều kiện bình thường, ốm đau làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,ốm đau do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày thì được hưởng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trong trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.

- Người lao động hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế hưởng tối đa 180 ngày hết thời hạn chế độ ốm đau mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể:

+ Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên.

+ Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.

+ Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

- Trường hợp sĩ quan, quan nhân chuyên nghiệp quận đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của thàng liền kề trước khi nghỉ việc.

6. Người lao động nghỉ ốm đau không đau không hưởng lương có được đóng BHXH hay không?

- Căn cứ vào khoản 3 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.

- Căn cứ vào khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định như sau:

" Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội."

Như vậy, nếu người lao động xin nghỉ ốm đau không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, người lao động sẽ không được công ty đóng bảo hiểm xã hội cuả tháng đó.

7. Người lao động xin nghỉ ốm đau không hưởng lương có được tính ngày phép năm không?

Căn cứ Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định các khoảng thời gian được tính phép năm như sau:

- Thời gian học nghề, tập nghề nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.

- Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.

- Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương.

- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 1 tháng trong năm.

- Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.

- Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 2 tháng trong một năm.

- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

- Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.

- Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi có người lao động.

- Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.

Căn cứ khoản 1 Điều 113 Bộ luật lao động 2019 có quy định người lao động làm việc cho 1 người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp động như sau:

+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.

+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật , người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Như vậy, người lao động nghỉ ốm đau nhưng cộng dồn không quá 2 tháng trong năm thì sẽ được tính phép năm từ 12 - 16 ngày tùy thuộc vào công việc.

1 219 14/01/2024