Mẫu đơn ủy quyền giữa cá nhân với cá nhân mới có xác nhận của cơ quan nhà nước

Vietjack.me cung cấp mẫu đơn ủy quyền giữa cá nhân với cá nhân theo quy định mới có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung ủy quyền để quý khách hàng tham khảo và áp dụng trên thực tiễn, cụ thể:

1 206 08/01/2024
Tải về


Mẫu đơn ủy quyền giữa cá nhân với cá nhân mới có xác nhận của cơ quan nhà nước

1. Mẫu giấy ủy quyền dành cho cá nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY ỦY QUYỀN

(Dành cho cá nhân)

- Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015.

- Căn cứ vào các văn bản hiến pháp hiện hành.

......., ngày...... tháng...... năm 20...... ; chúng tôi gồm có:

I. BÊN ỦY QUYỀN:

Họ tên:....................................................

Địa chỉ:....................................................

Số CMND: ...... Cấp ngày: ... Nơi cấp: ...

Quốc tịch:.................................................

II. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN:

Họ tên:.....................................................

Địa chỉ:....................................................

Số CMND: .... Cấp ngày: ........ Nơi cấp :..

Quốc tịch : ................................................

III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:

...............................................................

...............................................................

................................................................

..................................................................

IV. CAM KẾT

- Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.

- Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.

Giấy ủy quyền trên được lập thành .......... bản, mỗi bên giữ ......... bản.

BÊN ỦY QUYỀN
(Ký, họ tên)
BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN
(Ký, họ tên)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN

...........................................................

.............................................................

.............................................................

Lưu ý phần nội dung ủy quyền

Trình bày toàn bộ nội dung vụ việc ủy quyền, ghi rõ giấy uy quyền này có giá trị từ ngày .... đến ngày ..... Khi làm xong văn bản bạn phải làm ít nhất là 03 bản, 2 bên phải đến UBND cấp xã (Tư Pháp) hoặc Phòng Công chứng để chứng thực chữ ký ủy quyền (nếu giấy ủy quyền giữa các cá nhân trong pháp nhân).

2. Khái niệm ủy quyền và giấy ủy quyền

Ủy quyền chính là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.

Ủy quyền (UQ) là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại 135 Bộ luật dân sự năm 2015. Tại Điều 135 quy định:

“Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật.

Giấy ủy quyền là văn bản pháp lý ghi nhận về việc người ủy quyền chỉ định cho người được ủy quyền đại diện cho mình thực hiện một công việc hay thực hiện một số công việc nhất định trong phạm vi được ủy quyền.

Thuật ngữ “Giấy ủy quyền” cũng được ghi nhận tại khoản 5 Điều 9 Thông tư số 15/2014/TT-BCA về đăng ký xe:

“Người được ủy quyền đến đăng ký xe phải xuất trình Chứng minh nhân dân của mình; nộp giấy ủy quyền có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác”.

Theo đó cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho một cá nhân, ủy quyền cho pháp nhân khác thay mình thực hiện, xác lập các giao dịch dân sự trong phạm vi ủy quyền.

Văn bản ủy quyền thường được xác lập bằng hình thức là giấy ủy quyền hoặc là hợp đồng ủy quyền. Tuy nhiên pháp luật dân sự hiện nay chỉ quy định cụ thể về hợp đồng ủy quyền.

Việc ủy quyền sẽ chấm dứt khi hết thời hạn ủy quyền; đã hoàn thành công việc được ủy quyền; chấm dứt ủy quyền theo thỏa thuận; người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết, là pháp nhân chấm dứt tồn tại;…

Thời hạn thực hiện việc ủy quyền do các bên tự thỏa thuận hoặc là do pháp luật quy định; trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định khác thì hợp đồng ủy quyền sẽ chỉ có hiệu lực trong một năm từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Quy định về hình thức ủy quyền

Hình thức ủy quyền bao gồm có: Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền

Hình thức uỷ quyền theo khoản 2 Điều 142 Bộ luật dân sự 2005 “do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản”. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự 2015 đã không còn quy định về vấn đề này. Hình thức ủy quyền chỉ còn tìm thấy gián tiếp tại khoản 1 Điều 140 về thời hạn đại diện “1.Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 140 Bộ luật dân sự năm 2015, pháp luật vẫn ghi nhận hình thức ủy quyền bằng văn bản nhưng cũng không quy định việc ủy quyền không được thể hiện bằng hình thức khác.

Đối với hình thức ủy quyền bằng văn bản, trong thực tế vấn đề còn nhiều tranh cãi và cần bàn luận là khi nào thể hiện dưới hình thức Giấy ủy quyền và khi nào là Hợp đồng ủy quyền.

Hợp đồng ủy quyền được ghi nhận tại Mục 12 Chương XVIII, phần thứ ba Bộ luật dân sự 2005 và tiếp tục được ghi nhận tại Mục 13 Chương XVI, phần thứ ba Bộ luật dân sự 2015. Hợp đồng ủy quyền được định nghĩa là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

3. Đại diện theo ủy quyền theo pháp luật hiện hành

Đại diện theo ủy quyền quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 được quy định cụ thể như sau:

Chủ thể có quyền có đại diện theo ủy quyền

– Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

– Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

Hậu quả pháp lý

– Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.

– Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.

– Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.

Chấm dứt đại diện theo ủy quyền khi nào ?

– Theo thỏa thuận;

– Thời hạn ủy quyền đã hết;

– Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;

– Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;

– Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;

– Người đại diện không còn đủ điều kiện đối với trường hợp pháp luật quy định người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.

– Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.

Thời hạn

– Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền

– Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện thì thời hạn đó được xác định như sau:

+ Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;

+ Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.

Phạm vi đại diện

– Phạm vi đại diện theo ủy quyền được xác định và giới hạn trong nội dung ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện

– Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định trên thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.

4. Hình thức Giấy ủy quyền dược quy định thế nào?

Về Bộ luật dân sự của năm 2005 và Bộ luật dân sự năm 2015 đều không có điều khoản hay quy định cụ thể nào về hình thức Giấy ủy quyền. Tuy nhiên thuật ngữ “Giấy ủy quyền” lại được ghi nhận tại nhiều văn bản pháp luật khác.

Thuật ngữ “Giấy ủy quyền” cũng được ghi nhận tại khoản 5 Điều 9 Thông tư số 15/2014/TT-BCA về đăng ký xe “Người được ủy quyền đến đăng ký xe phải xuất trình Chứng minh nhân dân của mình; nộp giấy ủy quyền có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác”.

Tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch cũng quy định “Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản“.

5. Trường hợp không được ủy quyền

Ủy quyền là việc thỏa thuận của các bên theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.

Giấy ủy quyền là văn bản pháp lý ghi nhận về việc người ủy quyền chỉ định cho người được ủy quyền đại diện cho mình thực hiện một công việc hay thực hiện một số công việc nhất định trong phạm vi được ủy quyền.

Hiện nay việc ủy quyền diễn ra tương đối phổ biến, các bên có thể tự thỏa thuận ủy quyền bằng miệng hoặc bằng văn bản tuy nhiên để bảo đảm được việc ủy quyền được thực hiện theo đúng thỏa thuận và trong phạm vi ủy quyền thì việc sử dụng giấy ủy quyền thường được ưu tiên sử dụng.

Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp cá nhân đều có thể ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện công việc.

Với những trường hợp sau đây cá nhân không được ủy quyền cho người khác mà phải tự mình thực hiện: Thực hiện việc đăng ký kết hôn; thực hiện thủ tục ly hôn; người lập di chúc không được ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc (quy định tại Điều 56 của Luật công chứng năm 2014);...

1 206 08/01/2024
Tải về