Mẫu đơn báo mất chứng minh nhân dân (CMND, CCCD) mới năm 2024

Mẫu đơn báo mất chứng minh nhân dân hay căn cước công dân mới nhất sẽ được cung cấp tại bài viết dưới đây.

1 303 lượt xem


Mẫu đơn báo mất chứng minh nhân dân (CMND, CCCD) mới năm 2024

1. Chứng minh nhân dân, căn cước công dân được quy định như thế nào?

- Chứng minh nhân dân hay căn cước công dân là những giấy tờ chứa, mang, ghi nhận những thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng, thông tin cơ bản của công dân.

Mẫu đơn báo mất chứng minh nhân dân (CMND, CCCD) mới năm 2024 (ảnh 1)

- Riêng đối với Căn cước công dân thì theo Luật Căn cước công dân năm 2014 thì trong căn cước công dân, cụ thể là căn cước công dân gắn chíp sẽ mạng các thông tin của cá nhân được thu thập và cập nhật gồm:

+ Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

+ Ngày, tháng, năm sinh;

+ Giới tính;

+ Nơi đăng ký khai sinh;

+ Quê quán;

+ Dân tộc;

+ Tôn giáo;

+ Quốc tịch;

+ Tình trạng hôn nhân;

+ Nơi thường trú;

+ Nơi ở hiện tại;

+ Nhóm máu (khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình bản kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó);

+ Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;

+ Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân của chủ hộ, quan hệ với chủ hộ;

+ Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.

- Chứng minh nhân dân hay căn cước công dân được cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam thì đều có quyền và trách nhiệm đến cơ quan công an có thẩm quyền để làm thủ tục cấp chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân theo quy định.

- Nhưng theo quy định hiện nay thì đã dừng cấp chứng minh nhân dân và thay bằng thẻ Căn cước công dân gắn chíp nhưng không phải là chứng minh nhân dân không còn giá trị sử dụng mà chỉ một số trường hợp phải đổi sang căn cước công dân gắn chíp như sau:

+ Chứng minh nhân dân hết hạn: sau 15 năm kể từ ngày cấp, chứng minh nhân dân sẽ hết giá trị sử dụng. Nên sau thời gian này thì chứng minh nhân dân phải đổi sang căn cước công dân gắn chíp.

+ Chứng minh nhân dân bị hư hỏng không sử dụng được, chứng minh nhân dân được coi là hư hỏng không sử dụng được khi bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ hoặc quá cũ nát, không xác định được nội dung.

+ Khi cá nhân thay đổi họ tên, ngày tháng năm sinh: Đây là trường hợp chứng minh nhân dân phải chuyển sang căn cước công dân gắn chíp vì những thông tin như họ tên, ngày tháng năm sinh là những thông tin cơ bản, quan trọng nên nếu các thông tin này bị thay đổi thì thông tin trên các giấy tờ cá nhân cũng được thay đổi để thống nhất sử dụng.

+ Khi thay đổi nơi thường trú, khi công dân thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ra ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì cũng phải đổi chứng minh nhân dân sang căn cước công dân gắn chíp để cập nhật thông tin.

+ Khi thay đổi đặc điểm nhận dạng, đặc điểm nhân dạng có thể là vết sẹo, nốt ruồi hoặc các đặc điểm nhận dạng khác.

- Khi sử dụng chứng minh nhân dân và đặc biệt là căn cước công dân gắn chíp như hiện nay thì công dân có các quyền sau đây:

+ Được bảo đảm bí mật cá nhân, bí mật gia đình trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước công dân, trừ trường hợp cung cấp thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật.

+ Yêu cầu cơ quan quản lý căn cước công dân cập nhật, chỉnh sửa thông tin khi thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân hoặc thẻ căn cước công dân chưa có, chưa chính xác hoặc có sự thay đổi theo quy định của pháp luật.

+ Được cấp, đổi, cấp lại thẻ, căn cước công dân theo quy định của pháp luật.

+ Sử dụng thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.

+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về căn cước công dân, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

- Ngoài quyền thì công dân cũng có các nghĩa vụ sau đây:

+ Chấp hành quy định của luật căn cước công dân và pháp luật có liên quan.

+ Làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân theo quy định của pháp luật.

+ Cung cấp đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn thông tin, tài liệu của bản thân để cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước công dân theo quy định của pháp luật.

+ Xuất trình thẻ căn cước công dân khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra theo quy định của pháp luật.

+ Bảo quản, giữ gìn thẻ căn cước công dân đã được cấp; khi mất phải kịp thời trình báo với cơ quan quản lý căn cước công dân.

+ Nộp lại thẻ căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp đổi, bị thu hồi, tạm giữ thẻ theo quy định.

- Về phía cơ quan quản lý thì có các trách nhiệm sau đây:

+ Thu thập, cập nhật chính xác thông tin về công dân.

+ Chỉnh sửa kịp thời khi có căn cứ xác định thông tin về công dân chưa chính xác hoặc có sự thay đổi.

+ Niêm yết công khai và hướng dẫn các thủ tục hành chính về căn cước công dân, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước công dân liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

+ Bảo đảm an toàn, bí mật thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

+ Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, tài liệu về công dân khi được cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu theo quy định của pháp luật.

+ Cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân theo quy định của luật.

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Như vậy theo quy định thì chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân khi bị mất thì công dân phải trình báo cơ quan công an có thẩm quyền về việc mất chứng minh nhân dân, căn cước công dân của mình. Từ đó công dân sẽ được cấp lại chứng minh nhân dân, căn cước công dân và cơ quan quản lý phải có trách nhiệm cấp lại cho các công dân mất chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân theo đúng quy định của pháp luật.

2. Mẫu đơn trình báo mất chứng minh nhân dân, căn cước công dân mới nhất

- Như đã trình bày các thông tin ở trên thì khi mất căn cước công dân, chứng minh nhân dân thì cá nhân sẽ đến cơ quan công an để trình báo về việc mất giấy tờ của mình. Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày mẫu đơn trình báo mất chứng minh nhân dân, căn cước công dân để quý khách hàng có thể tham khảo và sử dụng vào tình huống thực tế.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

.... , ngày ... tháng ... năm ...

ĐƠN TRÌNH BÁO

(V/v: Mất Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân)

Kính gửi: Công an xã/phường: ....

Tên tôi là: ....

CMND/CCCD số: .... cấp ngày: .... tại: .....

Hộ khẩu thường trú: ....

Chỗ ở hiện nay: ...

Tôi làm đơn này xin trình bày với quý cơ quan một vấn đề như sau:

Ngày .... tháng ... năm ... trên đường đi làm về tôi có làm rơi một ví tiền trong đó có căn cước công dân của tôi như đã nêu ở trên. Hiện tại tôi vẫn đi tìm kiếm nhưng cùng với đó tôi muốn hoàn thiện các hồ sơ để xin cấp lại căn cước công dân để thực hiện các giao dịch theo nhu cầu của tôi.

Vậy tôi làm đơn này xin xác nhận về việc mất thẻ căn cước công dân của tôi là đúng sự thật. Tạo điều kiện cho tôi hoàn thiện thủ tục để cấp lại căn cước công dân sau này.

Kính mong quý cơ quan giúp đỡ.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xác nhận của Công an xã/phường Người làm đơn

1 303 lượt xem