TOP 6+ Mẫu bản kiểm điểm (chuẩn 2024) chi tiết nhất
TOP 6+ Mẫu bản kiểm điểm chi tiết nhất gồm các mẫu đơn hay giúp các bạn học sinh biết cách viết đơn và rèn luyện kĩ năng viết đơn của mình.
Mẫu bản kiểm điểm
I. TOP 6+ Mẫu bản kiểm điểm
1. Bản Kiểm Điểm Học Sinh Là Gì?
Bản kiểm điểm học sinh là văn bản được lập, viết tay khi cá nhân học sinh vi phạm nội quy trường, lớp, gây ảnh hưởng đến phong trào thi đua học tập chung. Ở thời điểm cuối năm học, bản kiểm điểm học sinh cũng được giáo viên chủ nhiệm yêu cầu học sinh lập để đánh giá nề nếp, xếp hạng hạnh kiểm của học sinh.
Bản kiểm điểm cá nhân học sinh có thể được soạn theo mẫu có sẵn hoặc tự soạn, không tuân thủ bất cứ nguyên tắc nào. Sau khi hoàn thành, bản kiểm điểm cần phải có chữ ký của phụ huynh và gửi về cho giáo viên chủ nhiệm, hội đồng nhà trường để xem xét hình thức khen thưởng hoặc xử phạt, kỷ luật tương ứng.
2. Mẫu bản kiểm điểm cho học sinh
Mẫu 1
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Kính gửi ban giám hiệu trường: …………………………
Đồng kính gửi thầy (cô) chủ nhiệm lớp: ……………
Tên em là …………………Là học sinh lớp …………………
Em xin tự nghiêm khắc kiểm điểm nhận lỗi của mình như sau:
Nội dung sự việc: …(trình bày tóm tắt nội dung việc mình gây lỗi và nguyên nhân)…
Em tự nhận thấy lỗi của mình là: ….. (lỗi gì viết ra đây) gây ảnh hưởng tới tới lớp và làm thầy (cô) phiền lòng. Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ chịu mọi hình thức kỉ luật của nhà trường và thầy (cô) đề ra.
Kính mong được thầy cô xem xét, tha thứ, giúp đỡ để em có thể sửa sai và tiến bộ hơn trong quá trình học tập. Em xin trân trọng cám ơn!
…………, ngày … tháng … năm
Chữ ký phụ huynh (Ký, ghi rõ họ tên) |
Chữ ký học sinh (Ký, ghi rõ họ tên) |
Mẫu 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm lớp…………..
Họ và tên:…………………………………….
Học sinh lớp:……………………… Trường:………………………………
Trong học kì…. năm học 20…-20… vừa qua, em đã có những ưu điểm và khuyết điểm sau:
– Ưu điểm:
Trong học kỳ vừa qua, em đã đạt được những ưu điểm như sau:
+ Học tập:……………………………………………………………
+ Kỷ luật:…………………………………………………………….
+ Hoạt động phong trào:……………………………………….
+ Vấn đề khác:…………………………………………………..
– Về khuyết điểm:
Tuy nhiên, em đã vi phạm những lỗi như sau:
+ Nghỉ học có phép:…….lần.
+ Nghỉ học không phép:…….lần.
+ Đi học muộn:……..lần.
+ Nói chuyện ồn ào trong giờ học:……..lần.
+ Gây rối, mất đoàn kết trong lớp:……..lần.
+ Vô lễ với giáo viên:……..lần.
Với những ưu và khuyết điểm trên, em xin đánh giá hạnh kiểm của cá nhân như sau:
Tự xếp loại hạnh kiểm:……………………
Ngoài ra, em xin đưa ra một vài ý kiến đóng góp về lớp học trong học kỳ sắp tới, mong được thầy cô xem xét.
Ý kiến cá nhân:
Trên đây là bản kiểm điểm cá nhân của em. Kính mong thầy/cô giáo xem xét, đánh giá và xếp loại hạnh kiểm cho em.
Trong học kỳ tới, em xin hứa sẽ cố gắng, nỗ lực hơn nữa để học tập tốt, thực hiện theo đúng nội quy và có những đóng góp hơn nữa cho lớp, trường.
Em xin chân thành cảm ơn!
…………., ngày… tháng… năm……
Học sinh
(Ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu 3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
**************
BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Kính gửi thầy (cô) giáo chủ nhiệm lớp.........................
Tên em là...............................
Học sinh lớp....................
Hôm nay em viết bản tự kiểm điểm này xin tự nghiêm khắc kiểm điểm nhận lỗi của bản thân: Do mải chơi nên em đã quên làm bài tập về nhà môn...................... Nên khiến lớp bị trừ điểm thi đua.
Em tự nhận thấy lỗi của bản thân rất lớn, gây ảnh hưởng tới lớp và làm thầu cô phiền lòng. Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm em xin chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường và thầy (cô) đề ra.
Kính mong được thầy cô xem xét giúp đỡ, tạo điều kiện để em tiến bộ hơn trong qua trình học tập.
Em xin trân trọng cảm ơn!
…………., ngày… tháng… năm…
Học sinh
(ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu 4
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Kính gửi: Ban giám hiệu trường....
Đồng kính gửi thầy (cô) chủ nhiệm lớp: ....
Tên em là.... Học sinh lớp....
Em xin tự nghiêm khắc kiểm điểm nhận lỗi của bản thân:
Nội dung sự việc....
Em tự nhận thấy lỗi của bản thân.... gây ảnh hưởng tới lớp và khiến cho thầy (cô) phiền lòng. Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm em xin chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường và thầy (cô) đề ra.
Kính mong được thầy cô xem xét, tha thứ, tạo điều kiện giúp đỡ để em sửa sai và tiến bộ. Em xin cam đoan không tái phạm lần nào nữa.
Em xin trân trọng cảm ơn !
....ngày...tháng....năm...
Ký tên.
Mẫu 5
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Kính gửi: Thầy (cô) giáo chủ nhiệm lớp…..cùng toàn thể thầy, cô giáo bộ môn
Tên em là:…………………………..sinh ngày: …………………………..
Hiện là học sinh lớp ……….- Trường…………………………………….
Em xin tự nghiêm khắc kiểm điểm nhận lỗi của mình như sau:
Vào ngày …………, trong giờ học môn ……….. do thầy ……….. phụ trách giảng dạy, em có mắc lỗi đó là nói chuyện, ồn ào trong giờ học làm ảnh hưởng tới tập thể lớp và thầy giáo.
Em tự nhận thấy, lỗi của mình là nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn tới lớp và làm thầy, cô phiền lòng. Vì vậy, em viết bản kiểm điểm này để nhận lỗi trước thầy cô và tập thể lớp. Em cảm thấy rất hối hận vì đã để xảy ra chuyện này. Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ xin chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường và thầy cô đề ra. Kính mong nhận được sự tha thứ và giúp đỡ từ thầy cô và các bạn trong lớp. Em xin chân thành cảm ơn!
…….., ngày…/…/……….
Học sinh
(Ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu 6
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN KIỂM ĐIỂM
Kính gửi: ……………………………………………………………………
Họ và tên học sinh: …………………………………………………………...
Lớp………………………..……………………Năm học: …………………..
Sinh ngày: ………. tháng ………. năm …………………………………….
Hiện đang trú tại: ………………………………….…………………………
Họ, tên bố (mẹ):………………………….…………………………
Nay em tự viết bản kiểm điểm trình bày về khuyết điểm của em như sau:
Ngày……………. do bị ốm (ghi lý do thuyết phục để thầy cô tin tưởng) nên em đã nghỉ học mà quên xin phép, thầy cô. Với lỗi vi phạm này, căn cứ Nội quy, Quy chế nhà trường, em xin nhận hình thức kỷ luật như sau:
………………………………………………………………………………………………………
…….., ngày…. tháng ………năm….
Người viết
(Ký, ghi rõ họ, tên)
II. Thực trang học sinh vi phạm lỗi và một số lưu ý khi viết bản kiểm điểm
1. Thực trạng học sinh vi phạm lỗi hiện nay
Ngày nay văn hóa – xã hội phát triển hội nhập cùng với đó vấn đề giáo dục được Nhà nước ta ưu tiên đặt lên hàng đầu. Không hiếm khi bắt gặp trường hợp học sinh chăm ngoan học tập, đạt nhiều thành tích trong học tập, kỳ thi, hội thi do Nhà nước cũng như các tổ chức tổ chức ra. Tuy nhiên, trái ngược với đó là hình ảnh học sinh chán nản, không thuộc bài, vi phạm nội quy, quy chế của Nhà trường, học sinh có hành động, suy nghĩ lệch lạc xảy ra thường xuyên. Bởi vậy, giáo dục tốt nhằm hướng các em có ý thức học tập tốt chính là phương pháp hữu hiệu nhất nhằm loại bỏ tình trạng này.
Những năm gần đây, xảy ra tình trạng nhiều học sinh có thái độ thiếu nghiêm túc trong học tập, thậm chí có không ít học sinh xem thường tri thức từ sách vở. Hiện tượng học sinh lười biếng không học thuộc bài, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả, chất lượng học tập của chính bản thân các em và việc giảng dạy của giáo viên. Nhiều học sinh bỏ học, trốn học, nghiện game online, mạng xã hội, giao du với nhóm người xấu, sử dụng chất kích thích,… diễn ra phổ biến ở các trường học đặc biệt là trường học tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong giờ học, xuất hiện tình trạng học sinh thiếu nghiêm túc trong học tập, nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học, gây mất trật tự trong giờ gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giảng dạy. Số lượng học sinh phải viết bản kiểm điểm, tự nhận lỗi trong học tập không ngừng tăng cao, mức độ ngày càng nghiêm trọng.
Vấn đề bạo lực học đường ngày càng tăng cao. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong 1 năm, trên toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh có hành vi bạo lực học đường trong và ngoài trường. Hành vi bạo lực học đường được hiểu là hành vi hành hạ ngược đãi, đánh đập; xâm hại đến sức khỏe, thân thể; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của học sinh khác, có hành vi xua đuổi, cố ý gây tổn hại về tinh thần, thể chất. Bạo lực học đường có thể thể hiện ở các dạng như bạo lực bằng thể chất, bạo lực bằng lời nói, bạo lực tâm lý; bạo lực xã hội; bạo lực điện tử,…
2. Nguyên nhân dẫn đến học sinh viết bản kiểm điểm
Nguyên nhân của việc học sinh đánh nhau hay nạn bạo lực học đường xuất phát từ nhiều lí do khác nhau, cụ thể:
Một là, tình trạng bạo lực xảy ra thường xuyên đối với học sinh có độ tuổi chủ yếu từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi. Theo như nghiên cứu, đây là độ tuổi tâm sinh lý của của học sinh – độ tuổi vô cùng nhạy cảm bởi có sự thay đổi cả về thể chất và tinh thần. Các em chưa thực sự làm chủ được nhận thức, hành động bản thân dễ bực tức, cáu gắt, ghét bỏ, dẫn đến có những hành vi gây bạo lực học đường.
Hai là, hầu hết các em có hành vi vi phạm nội quy, quy chế của Nhà trường như không học thuộc bài, bạo lực học đường thì đa phần các em điều có gia đình, bố hoặc mẹ bận rộn kiếm tiền, ít quan tâm đến con cái, nhiều gia đình các em, bố và mẹ ly hôn các em về sinh sống cùng ông/bà nội, ông/bà ngoại cực kỳ thiếu thốn tình cảm, sự quan tâm dạy dỗ của cha mẹ.
Ba là, nhiều phụ huynh do áp lực cơm áo, gạo tiền, áp lực điểm số, áp lực lựa chọn trường “tốt” cho con sau này mà chỉ chú trọng đến điểm số, xếp hạng, thành tích của con mà quên đi tầm quan trọng của việc giáo dục nhân cách, kỹ năng, phẩm chất cho học sinh.
Bốn là, hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ và không có sự kiểm duyệt chặt chẽ các nội dung, tin tức nhạy cảm, thông tin sai sự thẩm trên mạng xã hội như Facebook, zalo, tiktok với nội dung không thực sự lành mạnh. Thông qua các hành vi bạo lực trong phim ảnh, sách báo và các trò chơi, game với xu hướng bạo lực tràn lan trên mạng gây ảnh hưởng không nhỏ đến các em học sinh đang trong độ tuổi vị thành niên này bị tò mò và tiếp xúc nên có tâm lý bạo hành học đường.
3. Những lưu ý khi viết bản kiểm điểm tự nhận lỗi của học sinh
Để có một bản kiểm điểm nhận lỗi xác thực, hiệu quả cũng cần phải chú ý các vấn đề như:
– Xác định nguyên nhân vì sao bản thân lại phải viết bản tường trình, kiểm điểm.
– Cá nhân người viết bản kiểm điểm cần thừa nhận sai lầm, trình bày trung thực về những nguyên nhân dẫn đến việc phạm lỗi, đồng thời nêu các giải pháp khắc phục,cải thiện của bản thân trong bản kiểm điểm.
– Việc trung thực trong đánh giá bản thân, thừa nhận lỗi đóng vai trò quan trọng trong bản kiểm điểm nhận lỗi.
Để tải về mẫu đơn bản kiểm điểm vui lòng click TẢI XUỐNG
Xem thêm các chương trình khác: