Mẫu đơn xin trích lục hồ sơ đất đai, bản đồ địa chính mới 2023

Căn cứ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng đất khi có nhu cầu được phép đề nghị cơ quan có thẩm quyền cung cấp những giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất của mình. Theo đó, đối với trường hợp của bạn nếu muốn được làm rõ về diện tích sử dụng đất của mình thông qua bản đồ địa chính thì bạn có thể làm đơn xin trích lục bản đồ địa chính gửi lên Ủy ban nhân dân xã, phường hoặc Văn phòng đăng ký đất đai thuộc phòng tài nguyên môi trường quận huyện nơi có đất đất để được cung cấp. Hướng dẫn trích lục hồ sơ địa chính mới thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này nhé.

1 421 lượt xem


Mẫu đơn xin trích lục hồ sơ đất đai, bản đồ địa chính mới 2023

1. Trích lục hồ sơ đất đai, bản đồ địa chính được hiểu như thế nào?

Khoản 4 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:

” Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.”

Theo Từ điển Tiếng Việt, trích lục là sự rút ra từng phần và sao lại thông tin.

Như vậy, trích lục bản đồ địa chính có thể hiểu là việc lấy ra một phần hoặc toàn bộ thông tin hoặc sao y bản chính của một hay nhiều thửa đất và các yếu tố địa lý của thửa đất đó dựa trên hồ sơ, giấy tờ gốc đã có.

2. Hồ sơ xin trích lục hồ sơ đất đai, bản đồ đại chính

 Hồ sơ xin trích lục hồ sơ đất đai, bản đồ địa chính gồm có: phiếu yêu cầu trích lục, đo, vẽ bản đồ địa chính, bản sao các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất, văn bản thỏa thuận chia thừa kế có công chứng (nếu có)

Hồ sơ có thể được nộp bằng một trong các cách như: trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai, gửi qua đường công văn hoặc fax hoặc bưu diện, gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai

Người xin trích lục hồ sơ đất đai, bản đồ địa chính nộp hồ sơ đến cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai. Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai tiếp nhận và xử lý sau đó thông báo nghĩa vụ tài chính (nếu có) cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai từ chối cung cấp dữ liệu thì phải nêu rõ lý do và trả lời cho tổ chức, cá nhân biết.

Trường hợp không được cung cấp dữ liệu:

- Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể; yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước không đúng quy định

- Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức; phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu

- Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định

- Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định

Về thời hạn cung cấp dữ liệu:

- Nếu nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; nếu nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo

- Nếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai dược xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng

3. Mẫu đơn xin trích lục hồ sơ đất đai, bản đồ địa chính 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                           …, ngày 06 tháng 3 năm 2023

 ĐƠN XIN TRÍCH LỤC THỬA ĐẤT

Kính gửi: - Bộ phận Địa chính phường Z

      - Ủy ban nhân dân phường Z

Tôi tên là: Nguyễn Văn A Sinh năm: 1990

CCCD: 123xxxxxxxxx ngày cấp: 20/11/2020 nơi cấp Công an thành phố Z

Hộ khẩu thường trú: Số a, phường X, quận Y, thành phố Z

Nơi ở hiện tại: Số a, phường X, quận Y, thành phố Z

Là chủ sử dụng đất tại: Số a, phường X, quận Y, thành phố Z

Diện tích: 300m2. Tờ bản đồ số: 02 Thửa số: 01

Giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hiện tại, tôi đang có nhu cầu chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tôi đã bị rách

Vậy căn cứ vào khoản 4 Điều 2 Thông tư số 13/2019/TT-BNV quy định về nhiệm vụ của cán bộ địa chính xã, tôi đề nghị bộ phận địa chính phường Z cho phép tôi được sao lục hồ sơ đất đai để sử dụng với mục đích đã nêu trên.

Tài liệu xin sao lục gồm:

1. Đơn xin trích lục hồ sơ đất đai - 01 bản

2. Gấy chứng nhận quyền sử dụng đất - 01 bản

Tôi xin cam đoan hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng hồ sơ này không đúng lý do nêu trên./.

                                                                                                     …,ngày 06 tháng 3 năm 2023

                           NGƯỜI LÀM ĐƠN

                                                              (Ký và ghi rõ họ tên)

4. Nơi xin trích lục hồ sơ đất đai, bản đồ địa chính

Cơ sở dữ liệu về đất đai bao gồm một số thông tin (khoản 4 Điều 6 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT):

- Đo đạc, lập bản đồ và hồ sơ địa chính

- Đăng ký đất, cấp giấy chứng nhận về đất đai và tài sản trên đất

- Các số liệu thống kê, kiểm kê, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

- Gía đất

- Điều tra, thanh tra, kiểm tra về đất đai

- Thông tin về các tranh chấp đã xảy ra với đất hoặc các khiếu naị, tố cáo

- Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai

Cơ quan có thẩm quyền cung cấp dữ liệu đất đai gồm (Điều 15 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT)

- Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở Trung ương là Trung tâm Dữ liệu và Thông tin đất đai thuộc Tổng cụ Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai ở địa phương và Văn phòng đăng ký đất đai. Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp dữ liệu đất đai từ hồ sơ địa chính theo phân cấp quản lý hồ sơ địa chính

5. Một số lưu ý khi làm mẫu đơn xin trích lục đất đai và bản đồ địa chính

Mỗi một thửa đất có một tính chất khác nhau tương ứng với một loại giấy tờ khác nhau đi kèm. Cụ thể:

- Đối với cá nhân thừa kế đất đai từ thân nhân: giấy ủy quyền có chữ ký của tất cả các thành viên trong gia đình thừa nhận quyền thừa kế thửa đất đó. Đây là quy định mới của Nhà nước ta về việc thừa kế đất từ gia đình

- Đối với cá nhân tách đất từ thành viên gia đình: sổ đỏ gốc, tính chất thửa đất, số mét vuông tách ra, thửa đất có kèm tài sản hiện tại

- Đối với cá nhân thực hiện đơn xin trích lục đất đai, bản đồ địa chính để phục vụ công việc kinh doanh của mình cần những giấy tờ cơ bản: giấy đăng ký kinh doanh, giấy ủy quyền, mua bán của người có liên quan kèm công chứng của đơn vị có thẩm quyền, giấy chứng nhận đầu tư của thửa đất đó

- Tất cả giấy tờ kèm theo đều phải công chứng của cơ quan phường, xã nơi bản thân sinh sống thì mới có giá trị pháp lý.

Về lệ phí xin trích lục hồ sơ đất đai, bản đồ địa chính phải nộp phí (mức phí này tùy thuộc vào cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại cấp tỉnh ban hành ở mỗi tỉnh)

1 421 lượt xem