Lý thuyết Địa lí 9 Bài 18 (mới 2024 + Bài Tập): Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)

Tóm tắt lý thuyết Địa lí 9 Bài 18: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo) ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Địa lí 9 Bài 18.

1 5,367 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết Địa lí 9 Bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)

Bài giảng Địa lí 9 Bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)

4. Tình hình phát triển kinh tế

LƯỢC ĐỒ KINH TẾ VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

a) Công nghiệp

- Công nghiệp năng lượng:

+ Điều kiện phát triển: nguồn thuỷ năng dồi dào và nguồn than phong phú.

+ Các nhà máy điện chủ yếu: thủy điện Hòa Bình, Sơn La trên sông Đà, thủy điện Tuyên Quang trên sông Chảy, nhiệt điện Phả Lại và Uông Bí,…

Nhà máy thủy điện Sơn La - Thủy điện có công suất lớn nhất nước ta

- Khai thác khoáng sản:

+ Điều kiện phát triển: phát triển nhờ nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có, gồm cả kim loại đen, kim loại màu, phi kim loại và vật liệu xây dựng.

+ Hiện nay đang tiến hành khai thác nhiều mỏ khoáng sản có giá trị.

Khai thác than ở Bãi Cháy, Quảng Ninh

- Chế biến thực phẩm:

+ Điều kiện phát triển: trên cơ sở sử dụng nguyên liệu dồi dào tại chỗ từ nông - lâm - ngư nghiệp.

+ Ngày càng phát triển: chế biến chè, đặc sản, hồi quế khô, sữa bò,…

- Chế biến lâm sản, sản xuất xi măng, thủ công mĩ nghệ trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ.

=> Nhìn chung công nghiệp của vùng phân bố chủ yếu ở Đông Bắc.

b) Nông nghiệp

* Trồng trọt

- Điều kiện phát triển:

+ Đất feralit.

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

Cánh đồng Mường Thanh, Điện Biên

- Khó khăn:

+ Sương muối.

+ Thị trường chưa ổn định.

+ Thiếu quy hoạch trong phát triển một số cây trồng.

+ Công nghiệp chế biến chưa phát triển,...

- Tình hình phát triển: Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới)

+ Cây lương thực: lúa, ngô là cây lương thực chính. Lúa chủ yếu được trồng ở các cánh đồng giữa núi như: Mường Thanh (Điện Biên), Bình Lư (Lai Châu), Văn Chấn (Yên Bái),… Ngô được trồng nhiều trên nương rẫy.

+ Cây công nghiệp: chè (Thái Nguyên, Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Lạng Sơn), hồi (Lạng Sơn), cây dược liệu. Cây chè chiếm tỷ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước.

+ Cây ăn quả: mận, mơ, lê, đào, vải,… ở Sơn La, Bắc Giang,…

+ Nghề rừng: chủ yếu phát triển theo hướng nông - lâm kết hợp.

Mận được trồng nhiều ở Sơn La, Yên Bái

- Do điều kiện tự nhiên của vùng nhiều đồi núi nên thế mạnh chính trong nông nghiệp của vùng là trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

* Chăn nuôi

- Điều kiện phát triển:

+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Nhân dân có kinh nghiệm.

+ Vùng biển Quảng Ninh rộng.

+ Nguồn thức ăn ngày càng phong phú.

- Khó khăn:

+ Sương muối, giá rét.

+ Công nghiệp chế biến chưa phát triển

- Tình hình phát triển:

+ Đàn trâu (56,1%), bò (16%), lợn (23%) so với cả nước (năm 2019).

+ Nuôi trồng, khai thác thủy hải sản phát triển mạnh ở Quảng Ninh.

Trung du và miền núi Bắc Bộ có đàn trâu lớn nhất cả nước

c) Dịch vụ

* Giao thông vận tải

- Điều kiện phát triển:

+ Vị trí địa lí mang tính chiến lược.

+ Có vùng biển Quảng Ninh và các cửa khẩu là cửa ngõ.

- Khó khăn: Địa hình chủ yếu là đồi núi.

Giao thông vận tải ở miền núi còn gặp nhiều khó khăn

- Tình hình phát triển: Hoạt động mạnh với nhiều tuyến đường bộ, sắt, thủy nối liền với ĐBSH, Trung Quốc và thượng Lào.

* Thương mại

- Điều kiện phát triển: Tiếp giáp Đồng bằng sông Hồng, Lào, Trung Quốc,...

- Khó khăn: Các sản phẩm chủ yếu là sản phẩm thô.

- Tình hình phát triển: Vùng đã phát triển mối quan hệ thương mại lâu đời với ĐBSH, Trung Quốc và thượng Lào.

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái - Nơi có lượng khách và hàng hóa lớn đi qua ở miền Bắc

* Du lịch

- Điều kiện phát triển: Nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch lịch sử cách mạng.

- Khó khăn: Tài nguyên du lịch 1 số nơi bị suy thoái, ô nhiễm.

- Sản phẩm du lịch: hướng về cội nguồn, du lịch sinh thái.

- Các điểm du lịch nổi tiếng: Hạ Long, Lạng Sơn, Điện Biên,…

Sa Pa, Lào Cai - Điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước

5. Các trung tâm kinh tế

- Các trung tâm kinh tế quan trọng: Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn.

- Các trung tâm kinh tế mới: TP Yên Bái, Điện Biên Phủ, Lào Cai, Sơn La.

Một góc TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyễn

Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)

Câu hỏi NB

Câu 1. Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. cà phê.

B. chè.

C. bông.

D. hồi.

Đáp án: B

Giải thích: Cây chè chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước với nhiều thương hiệu chè nổi tiếng. Đây là công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Câu 2. Các vật nuôi chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. bò, lợn.

B. gia cầm, bò.

C. trâu, lợn.

D. trâu, bò.

Đáp án: C

Giải thích: Các vật nuôi chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là trâu, lợn.

Câu 3. Các trung tâm kinh tế quan trọng nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lào Cai.

B. Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Yên Bái.

C. Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Bắc Kạn.

D. Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn.

Đáp án: D

Giải thích: Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long và Lạng Sơn.

Câu 4. Cây lương thực chính của Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. cây lúa, ngô.

B. cây sắn, ngô.

C. cây lúa, sắn.

D. cây ngô, khoai.

Đáp án: A

Giải thích: Cây lương thực chính của Trung du và miền núi Bắc Bộ là cây lúa, ngô.

Câu 5. Ngành công nghiệp quan trọng nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ hiện nay là

A. khai khoáng, thuỷ điện

B. cơ khí, điện tử

C. hoá chất, chế biến lâm sản

D. vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng.

Đáp án: A

Giải thích:

Ngành công nghiệp quan trọng nhất của Trung du và miền núi Bắc Bộ là khai khoáng và thủy điện.

- Khai khoáng: thế mạnh của vùng núi Đông Bắc, vùng tập trung khoáng sản đa dạng nhất cả nước (than, sắt, chì, kẽm, thiếc,…).

- Thủy điện: thế mạnh của vùng núi Tây Bắc (thủy điện Hòa Bình, Sơn La trên sông Đà…).

Câu 6. Các nhà máy nhiệt điện nằm ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Sơn La, Thác Bà.

B. Hòa Bình, Uông Bí.

C. Uông Bí, Phả Lại.

D. Hòa Bình, Phả Lại.

Đáp án: C

Giải thích: Các nhà máy nhiệt điện nằm ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là Uông Bí, Phả Lại.

Câu hỏi TH

Câu 7. Tại sao cây chè được trồng nhiều ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp.

B. Khí hậu, nguồn nước dồi dào.

C. Sinh vật, địa hình đa dạng.

D. Địa hình, khoáng sản phong phú.

Đáp án: A

Giải thích:

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chè lớn nhất nước nhờ những điều kiện thuận lợi:
- Chè là cây có nguồn gốc cận nhiệt, Trung du và miền núi Bắc Bộ có nền địa hình cao, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh và có nhiều diện tích đất feralit thích hợp để trồng chè.
- Có vùng trung du với các đồi thấp, thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh chè.
- Chè là cây trồng truyền thống, nhân dân có nhiều kinh nghiệm trồng chè.

Câu 8. Khó khăn của việc phát triển kinh tế cửa khẩu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ trong giai đoạn hiện nay không phải là

A. địa hình miền núi hiểm trở, giao thông qua lại khó khăn.

B. cơ sở hạ tầng vật chất các vùng cửa khẩu còn yếu kém.

C. mâu thuẫn, tranh chấp ở vùng biên giới phía Bắc diễn ra liên tục.

D. tình trạng buôn lậu hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.

Đáp án: C

Giải thích:

- Việc phát triển kinh tế cửa khẩu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ còn gặp nhiều khó khăn như:

+ Các cửa khẩu kinh tế nằm ở vùng biên giới có địa hình miền núi hiểm trở, giao thông khó khăn -> do vậy, hoạt động trao đổi, vận chuyển hàng hóa còn gặp một số khó khăn nhất định.

+ Cơ sở hạ tầng vật chất các vùng cửa khẩu còn hạn chế, hệ thống các sân bãi, kho chứa, thiết bị bốc dỡ hàng hóa còn yếu kém -> năng suất bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa yếu kém.

+ Tình trạng buôn lậu hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc diễn ra ngày càng nhiều, chủ yếu là hàng hóa buôn lậu từ Trung Quốc (ma túy; thực phẩm bẩn, độc hại; hàng điện tử...).

Câu 9. Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải là

A. góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

B. kiểm soát lũ cho Đồng bằng sông Hồng.

C. phát triển du lịch.

D. nuôi trồng thủy sản nước mặn.

Đáp án: D

Giải thích:

Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

- Cung cấp điện thắp sáng và cho các hoạt động công nghiệp -> góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

- Các hồ thủy điện có vai trò tích nước vào mùa lũ sẽ kiểm soát lũ cho vùng hạ lưu ở đồng bằng sông Hồng.

- Các nhà máy thủy điện, hồ chứa là những điểm du lịch tham quan hấp dẫn (thủy điện Hòa Bình).

- Ngoài ra có thể phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở các hồ chứa nước

Câu 10. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có đàn trâu phát triển mạnh và chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước không phải vì?

A. Nhu cầu về sức kéo, phân bón lớn.

B. Đàn trâu thích hợp với điều kiện khí hậu lạnh.

C. Cơ sở giống, dịch vụ thú y phát triển.

D. Có nhiều đồng cỏ, cánh rừng rộng lớn cho chăn thả trâu.

Đáp án: C

Giải thích:

- Đàn trâu ưa khí hậu lạnh, chịu rét giỏi thích hợp với mùa đông lạnh ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, địa hình miền núi với nhiều đồng cỏ rộng lớn, các cánh rừng cũng thuận lợi cho chăn thả các đàn trâu.

- Đồng bào dân tộc ít người có nền nông nghiệp còn lạc hậu nên nhu cầu sử dụng sức kéo và phân bón từ trâu vẫn còn khá phổ biến.

=> Do vậy đàn trâu ở đây có điều kiện phát triển mạnh.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng

1 5,367 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: