Lý thuyết Địa lí 9 Bài 36 (mới 2024 + Bài Tập): Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)

Tóm tắt lý thuyết Địa lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo) ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Địa lí 9 Bài 36.

1 3908 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Địa lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)

Bài giảng Địa lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)

4. Tình hình phát triển kinh tế

a) Nông nghiệp

DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC

- Trồng trọt:

+ Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất (chiếm 51,1% diện tích và 51,4% sản lượng lúa cả nước).

Cánh đồng lúa ở Long An

+ Lúa được trồng nhiều ở: Kiên Giang, An Giang, Long An,...

+ Bình quân lương thực theo đầu người đạt 1066,3 kg; gấp hơn 2 lần trung bình cả nước.

+ Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta.

+ Nhiều địa phương đang phát triển cây mía, rau đậu.

+ Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước: xoài, dừa, bưởi,...

+ Rừng ngập mặn giữ vị trí quan trọng, vùng đang có nhiều biện pháp để trồng và bảo vệ.

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước

- Chăn nuôi và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản:

+ Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh: Bạc Liêu, Cà Mau,...

+ Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50% sản lượng thủy sản cả nước, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang,...

+ Nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu phát triển mạnh.

b) Công nghiệp

- Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp (khoảng 33,1% GDP toàn vùng năm 2017).

- Các ngành công nghiệp quan trọng: chế biến lương thực thực phẩm (chiếm tỉ trọng cao nhất), vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.

- Sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở các thị xã, thành phố lớn: Long Xuyên, Cần Thơ, Cao Lãnh, Mỹ Tho, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng,...

c) Dịch vụ

- Các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm, vận tải thủy và du lịch sinh thái bắt đầu phát triển.

+ Hoạt động xuất khẩu: hàng xuất khẩu chủ lực là gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả.

+ Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế.

+ Du lịch sinh thái phát triển: du lịch sông nước, miệt vườn, biển đảo.

- Vùng đang được đầu tư lớn để nâng cao chất lượng và hiệu quả các ngành dịch vụ.

Cà Mau - Điểm cực Nam của Tổ quốc

LƯỢC ĐỒ KINH TẾ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

5. Các trung tâm kinh tế

- Các thành phố: Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, Cà Mau là những trung tâm kinh tế của vùng.

- Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn nhất.

Cần Thơ - Trung tâm công nghiệp lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long

Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (tiếp theo)

Câu hỏi NB

Câu 1. Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

A. sản xuất vật liệu xây dựng.

B. sản xuất hàng tiêu dùng.

C. chế biến lương thực, thực phẩm.

D. cơ khí nông nghiệp.

Đáp án: C

Giải thích: Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

Câu 2. Vật nuôi phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là

A. vịt.

B. bò.

C. cừu.

D. lợn.

Đáp án: A

Giải thích: Vật nuôi phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là vịt

Câu 3. Các loại hoa quả chủ yếu của vùng đồng bằng sông Cửu Long là

A. cam, xoài, bưởi.

B. táo, mơ, mận.

C. nhãn, vải, thanh long.

D. hồng, đào, lê.

Đáp án: A

Giải thích: Các loại hoa quả chủ yếu của vùng đồng bằng sông Cửu Long là loài quả nhiệt đới như cam, xoài, bưởi.

Câu 4. Loại hình giao thông giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long là

A. Đường ô tô.

B. Đường thủy.

C. Đường hàng không.

D. Đường biển.

Đáp án: B

Giải thích: Vùng đồng bằng sông Cửu Long có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt, sông ngòi trong vùng có vai trò quan trọng phục vụ hoạt động di chuyển, giao lưu buôn bán, phát triển kinh tế. Điển hình nhất là mô hình chợ nổi trên sông.

Câu 5. Trung tâm kinh tế lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long là

A. Cà Mau.

B. Cần Thơ.

C. Long An.

D. Sóc Trăng.

Đáp án: B

Giải thích: Trung tâm kinh tế lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long là Cần Thơ.

Câu 6. Các ngành dịch vụ chủ yếu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

A. xuất nhập khẩu, vận tải thủy, du lịch.

B. xuất khẩu, vận tải.

C. xuất khẩu, du lịch, giao thông.

D. xuất nhập khẩu, chế biến.

Đáp án: A

Giải thích: Khu vực dịch vụ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu, vận tải thủy và du lịch.

Câu hỏi TH

Câu 7. Nguyên nhân chủ yếu khiến đàn vịt phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là

A. Nguồn thức ăn từ ngành trồng trọt lớn, dịch vụ thú y phát triển

B. Mặt nước nuôi thả và nguồn thức ăn từ trồng trọt, thủy sản lớn.

C. Khí hậu thuận lợi, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

D. Nguồn thức ăn công nghiệp lớn và kinh nghiệm của người dân.

Đáp án: B

Giải thích: Chăn nuôi vịt chiếm ưu thế ở đồng bằng sông Cửu Long vì nguồn thức ăn có sẵn từ lương thực, sản phẩm phụ của ngành công nghiệp chế biến thủy sản. Mặt khác, đàn vịt thích hợp với hình thức chăn thả ở các vũng nước => vì vậy nguồn thức ăn từ tự nhiên cùng với diện tích mặt nước nuôi thả lớn từ mạng lưới sông ngòi, kênh rạch đóng vai trò quan trọng trọng phát triển đàn vịt của vùng.

Câu 8. Ý nghĩa xã hội của việc sản xuất lương lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long là

A. Đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia.

B. Cung cấp mặt hàng lúa gạo xuất khẩu có giá trị, thu nhiều ngoại tệ.

C. Cung cấp nguồn phụ phẩm cho ngành chăn nuôi.

D. Góp phần sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên.

Đáp án: A

Giải thích: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta. Việc sản xuất lương thực của vùng giải quyết nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng cũng như cả nước, đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia. Đây là ý nghĩa xã hội quan trọng của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 9. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long là

A. Vùng xảy ra lũ lụt và ngập úng quanh năm.

B. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

C. Địa hình thấp, nền đất yếu nên đường ô tô, đường sắt không phát triển.

D. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa cồng kềnh.

Đáp án: B

Giải thích: Đồng bằng sông Cửu Long có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, chế độ nước tương đối điều hòa có thể phát triển giao thông đường thủy quanh năm và đi đến mọi nơi, nên vận tải thủy là loại hình giao thông phổ biến và tiện lợi nhất trong đời sống sinh hoạt của người dân, đặc biệt trong mùa lũ. Chợ nổi trên sông là nét đặc trưng của vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 10. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long, nguyên nhân chủ yếu vì

A. Có thế mạnh về nguồn lao động dồi dào, không yêu cầu trình độ cao.

B. Nguyên liệu phong phú từ sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp.

C. Nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trường trong và ngoài nước.

D. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển.

Đáp án: B

Giải thích:

Ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu nhờ nguồn nguyên liệu phong phú từ nông – ngư nghiệp:

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của nước ta nên nguồn nguyên liệu từ ngành sản xuất lương thực rất lớn, đặc biệt là lúa gạo. Diện tích và sản lượng lúa chiếm hơn 51% cả nước.

- Ngoài ra, đây là vùng có nghề cá phát triển hàng đầu cả nước, sản lượng thủy sản hơn 1/2 cả nước.

- Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)

1 3908 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: