Lý thuyết Địa lí 9 Bài 3 (mới 2024 + Bài Tập): Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Tóm tắt lý thuyết Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Địa lí 9 Bài 3.

1 4276 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Bài giảng Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

1. Mật độ dân số và phân bố dân cư

MẬT ĐỘ DÂN SỐ CÁC VÙNG Ở NƯỚC TA QUA MỘT SỐ NĂM

- Mật độ dân số cao, ngày một tăng: Năm 1989: 195 người/km², năm 2003: 246 người/km² (thế giới: 47 người/km²), năm 2019: 315 người/km² (thế giới: 60 người/km²).

- Dân cư nước ta phân bố không đều:

* Không đồng đều theo vùng:

+ Dân cư tập trung đông: Ven biển, đồng bằng (trên 1000 người/km2). Mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (1192 người/km2).

+ Dân cư thưa thớt: Vùng núi, trung du. (khoảng 100 người/km2). Thấp nhất là khu vực Tây Bắc.

-> Miền núi thiếu lao động để khai thác tiềm năng kinh tế. Đồng bằng chịu sức ép dân số đến kinh tế - xã hội và môi trường.

* Không đồng đều theo thành thị và nông thôn: Tập trung đông ở nông thôn (74%); Tập trung ít ở thành thị (26%).

Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam, năm 1999

Ở vùng núi dân cư tập trung thưa thớt hơn nhiều so với đồng bằng

2. Các loại hình quần cư

Đặc điểm

Quần cư nông thôn

Quần cư thành thị

Phân bố dân cư

Tập trung thành các điểm dân cư.

Tập trung ở thị trấn, đô thị lớn.

Tên gọi điểm quần cư

- Làng, ấp (người Kinh).

- Bản (người Tày, Thái, Mường,...); Buôn, plây (các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên); Phum, sóc (Khơ-me).

Phường, quận, khu đô thị, chung cư,…

Hình thái

nhà cửa

Nhà cửa thấp, phân bố thưa thớt.

Nhà ống, cao tầng nằm san sát nhau hoặc biệt thự; các chung cư, khu đô thị mới.

Hoạt động kinh tế chủ yếu

Nông nghiệp

Công nghiệp, dịch vụ

Mật độ dân cư

Thấp

Cao

3. Đô thị hoá

DÂN THÀNH THỊ VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ Ở NƯỚC TA,

GIAI ĐOẠN 1985 - 2017

- Đặc điểm

+ Số dân đô thị thấp, tỉ lệ dân thành thị thấp (30%).

+ Trình độ đô thị hóa còn thấp.

+ Quy mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị.

+ Phần lớn các đô thị ở nước ta thuộc loại vừa và nhỏ. Phân bố ở đồng bằng, ven biển.

- Xu hướng: Số dân và tỉ lệ dân thành thị có xu hướng tăng -> Quá trình đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao.

- Nguyên nhân của đô thị hóa

+ Hệ quả của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

+ Chính sách phát triển dân số.

TP. Hồ Chí Minh là một trong hai đô thị đặc biệt ở nước ta

Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Câu hỏi NB

Câu 1. Dân cư nước ta tập trung đông ở khu vực

A. đồng bằng, ven biển.

B. miền núi.

C. vùng biên giới.

D. cao nguyên.

Đáp án: A

Giải thích: Dân cư nước ta tập trung đông ở khu vực đồng bằng, ven biển (trên 1000 người/km2).

Câu 2. Tỉ lệ dân nông thôn nước ta có đặc điểm

A. thấp hơn tỉ lệ dân thành thị.

B. bằng tỉ lệ dân thành thị.

C. cao hơn tỉ lệ dân thành thị.

D. bằng một nửa tỉ lệ dân thành thị.

Đáp án: C

Giải thích: Dân cư nước ta phần lớn sinh sống ở khu vực nông thôn. Tỉ lệ dân nông thôn là 74%, tỉ lệ dân thành thị là 26%.

Câu 3. Hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư ở quần cư nông thôn là

A. dịch vụ.

B. nông nghiệp.

C. công nghiệp.

D. du lịch.

Đáp án: B

Giải thích: Hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư ở quần cư nông thôn là nông nghiệp.

Câu 4. Các đô thị ở nước ta chủ yếu có quy mô

A. Lớn.

B. Rất lớn.

C. Vừa và nhỏ.

D. Nhỏ.

Đáp án: C

Giải thích: Các đô thị ở nước ta chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ

Câu 5. Đặc điểm hình thái nhà cửa của quần cư nông thôn là

A. nhà ống san sát nhau.

B. các chung cư cao tầng.

C. nhà mái thấp, nằm thưa thớt.

D. các biệt thự.

Đáp án: C

Giải thích:

Hình thái nhà cửa của quần cư thành thị là: nhà ống, cao tầng nằm san sát nhau hoặc các biệt thự, các chung cư… -> A,B,D sai.

Hình thái nhà cửa của quần cư nông thôn là: nhà mái thấp, nằm thưa thớt.

Câu 6. Quá trình đô thị hóa thể hiện ở trên những mặt nào?

A. Số dân thành thị, lối sống thành thị, quy mô các thành phố.

B. Số dân nông thôn, lối sống thành thị, quy mô các thành phố.

C. Số dân thành thị, lối sống nông thôn, quy mô các thành phố.

D. Số dân nông thôn, lối sống nông thôn, quy mô các thành phố.

Đáp án: A

Giải thích: Nhờ sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao với biểu hiện: Số dân đô thị tăng; quy mô đô thị được mở rộng; phổ biến lối sống thành thị.

Câu hỏi TH

Câu 7. Các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên sinh sống tập trung thành các điểm dân cư gọi là

A. làng, ấp.

B. phum, sóc.

C. buôn, plây.

D. bản.

Đáp án: C

Giải thích: Các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên sinh sống tập trung thành các điểm dân cư gọi là buôn, plây.

Câu 8. Hậu quả lớn nhất về mặt xã hội của việc phân bố dân cư không hợp lí là

A. khó khăn cho việc khai thác tài nguyên.

B. ô nhiễm môi trường.

C. gây lãng phí nguồn lao động.

D. giải quyết vấn đề việc làm.

Đáp án: D

Giải thích:

Phân bố dân cư chưa hợp lí dẫn đến những tác động tiêu cực như:

- Về kinh tế: ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên, có nơi thừa, nơi thiếu lao động.

- Về xã hội: gây ra nhiều vấn nạn như ùn tắc giao thông, chênh lệch giàu nghèo, trộm cắp tệ nạn xã hội…

- Môi trường: tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.

Câu 9. Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là

A. Bắc Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: B

Giải thích: Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển (trên 1000 người/km2) và các đô thị. Mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (1078 người/km2 năm 2020).

Câu 10. Sự khác biệt lớn nhất về mặt kinh tế giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị là

A. mật độ dân số.

B. hoạt động kinh tế.

C. nhà cửa.

D. lối sống.

Đáp án: B

Giải thích: Sự khác biệt lớn nhất về mặt kinh tế giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị là hoạt động kinh tế chủ yếu. Quần cư nông thôn có hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, còn quần cư thành thị là dịch vụ.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

1 4276 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: