Lý thuyết Địa lí 9 Bài 12 (mới 2024 + Bài Tập): Sự phát triển và phân bố công nghiệp
Tóm tắt lý thuyết Địa lí 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Địa lí 9 Bài 12.
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp
Bài giảng Địa lí 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp
1. Cơ cấu ngành công nghiệp
- Hệ thống công nghiệp bao gồm: các cơ sở nhà nước, ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài.
- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, một số ngành công nghiệp trọng điểm đã được hình thành.
BIỂU ĐỒ TỈ TRỌNG CỦA CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM TRONG CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP NĂM 2017 (%)
Lược đồ công nghiệp khai thác nhiên liệu và công nghiệp điện, năm 2002
2. Các ngành công nghiệp trọng điểm
Ngành trọng điểm là những ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động. Bao gồm: khai thác nhiên liệu, điện, cơ khí, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may,…
a) Công nghiệp khai thác nhiên liệu
- Khai thác than:
+ Sản lượng khai thác: 15 - 20 triệu tấn/năm.
+ Hình thức khai thác: Chủ yếu khai thác lộ thiên, còn lại là khai thác hầm lò.
+ Phân bố: chủ yếu ở Quảng Ninh.
+ Mục đích: Phục vụ đời sống, công nghiệp (nhiệt điện, phân bón,…), xuất khẩu.
Khai thác than ở Quảng Ninh
- Khai thác dầu khí:
+ Sản lượng khai thác: Đã khai thác hàng trăm triệu tấn và hàng tỉ m3 khí.
+ Phân bố: ở thềm lục địa phía Nam.
+ Mục đích: Nhiệt điện, hóa lọc dầu, là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
b) Công nghiệp điện
- Sản lượng: tăng lên nhanh. Mỗi năm sản xuất trên 40 tỉ kWh.
- Phân loại: Thủy điện và nhiệt điện
+ Các nhà máy thủy điện lớn: Sơn La (công suất lớn nhất: 2400 MW), Hòa Bình, Y-a-ly, Trị An,..
+ Nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí (Phú Mỹ) và chạy bằng than (Phả Lại).
Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu
c) Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
- Tỉ trọng: lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp.
- Các phân ngành chính:
+ Chế biến sản phẩm trồng trọt.
+ Chế biến sản phẩm chăn nuôi.
+ Chế biến thủy sản.
- Phân bố: rộng khắp cả nước, tập trung nhất ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.
d) Công nghiệp dệt may
- Là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng, dựa trên ưu thế về nguồn lao động rẻ.
- Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
- Phân bố: Các trung tâm dệt may lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định,…
Dệt may phát triển mạnh ở các thành phố lớn
Lược đồ các trung tâm công nghiệp tiêu biểu của Việt Nam, năm 2002
3. Các trung tâm công nghiệp lớn
- Vùng công nghiệp: có 6 vùng công nghiệp, hai vùng tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước là Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng.
- Trung tâm công nghiệp: Lớn nhất cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
- Công nghiệp phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa đất nước.
Hà Nội là một trong hai trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước
Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp
Câu hỏi NB
Câu 1. Các mỏ dầu khí của nước ta được phát hiện và khai thác chủ yếu ở
A. vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.
B. ven các đảo thuộc vịnh Bắc Bộ.
C. vùng thềm lục địa phía Nam.
D. vùng biển ven các đảo, quần đảo.
Đáp án: C
Giải thích: Các mỏ dầu khí của nước ta được phát hiện và khai thác chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam
Câu 2. Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta là
A. năng lượng, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.
B. luyện kim, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng.
C. luyện kim màu, khai thác than, dệt may.
D. hóa chất, luyện kim, chế biến lâm sản.
Đáp án: A
Giải thích: Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta là công nghiệp năng lượng (điện, khai thác nhiên liệu), chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.
Câu 3. Ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta?
A. Công nghiệp điện.
B. Công nghiệp khai thác nhiên liệu.
C. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
D. Công nghiệp dệt may.
Đáp án: C
Giải thích: Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta
Câu 4. Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sự phân bố công nghiệp là
A. Địa hình
B. Khí hậu
C. Vị trí địa lý
D. Khoáng sản
Đáp án: D
Giải thích: Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sự phân bố công nghiệp là khoáng sản - nguồn nhiên liệu cho công nghiệp (dầu, khí, than,…).
Câu 5. Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là
A. Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh.
B. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
C. Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu.
D. TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
Đáp án: B
Giải thích: Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
Câu 6. Nước ta có điều kiện thuận lợi gì để phát triển ngành nhiệt điện?
A. Khoáng sản kim loại: Đồng, chì, thiếc,…
B. Nguồn thủy năng sông ngòi.
C. Tài nguyên sinh vật biển phong phú.
D. Nguồn than và dầu khí lớn.
Đáp án: D
Giải thích: Nhờ có nguồn than và dầu khí dồi dào nước ta đã xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện: Uông Bí, Phả Lại, Phú Mỹ,…
Câu 7. Nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí ở nước ta là
A. Sơn La.
B. Phú Mỹ.
C. Phả Lại.
D. Uông Bí.
Đáp án: B
Giải thích: Nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí ở nước ta là nhiệt điện Phú Mỹ. Sơn La là nhà máy thủy điện, Phả Lại và Uông Bí là nhà máy nhiệt điện chạy bằng than.
Câu 8. Công suất của nhà máy thủy điện Sơn La nước ta là bao nhiêu?
A. 2100MW.
B. 2400MW.
C. 2000MW.
D. 3400MW.
Đáp án: B
Giải thích: Công suất của nhà máy Sơn La nước ta là 2400MW ->là nhà máy thủy điện lớn nhất nước ta.
Câu 9. Tại sao các nhà máy thủy điện nước ta phân bố ở miền núi?
A. Nguồn khoáng sản phân bố chủ yếu ở vùng núi.
B. Lực lượng lao động dồi dào.
C. Là khu vực thượng lưu của các hệ thống sông.
D. Là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người.
Đáp án: C
Giải thích: Sông ngòi chảy trên khu vực núi cao tạo ra nguồn thủy năng lớn giúp phát triển các nhà máy thủy điện. Ngược lại, ở đồng bằng là hạ lưu của các con sông, sức nước chảy không lớn, không tạo ra được nguồn thủy năng. -> Các nhà máy thủy điện chỉ phân bố ở khu vực miền núi.
Câu 10. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phân bố rộng khắp cả nước, nguyên nhân chủ yếu do
A. Nguyên liệu từ nông – lâm – ngư nghiệp phong phú, rộng khắp.
B. Lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
C. Cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển đồng bộ.
D. Cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Đáp án: A
Giải thích:
Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm sử dụng nguyên liệu chủ yếu từ ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Ngành nông nghiệp nước ta phát triển đa dạng (nông –lâm – ngư nghiệp), trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ nước ta và đem lại sản lượng lớn.
=> Là điều kiện để thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm rộng khắp cả nước.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 13: Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 9 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 9
- Giải sbt Hóa học 9
- Giải vở bài tập Hóa học 9
- Lý thuyết Hóa học 9
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 9
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn 9 (sách mới)
- Soạn văn 9 (ngắn nhất)
- Văn mẫu 9 (sách mới) | Để học tốt Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 9 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 9 (sách mới) | Giải bài tập Toán 9 Tập 1, Tập 2
- Giải sbt Toán 9
- Lý thuyết Toán 9
- Các dạng bài tập Toán lớp 9
- Giáo án Toán lớp 9 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 9 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 9 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (sách mới) | Để học tốt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Sinh học 9 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 9
- Giải vở bài tập Sinh học 9
- Lý thuyết Sinh học 9
- Giải sbt Sinh học 9
- Giải sgk Vật Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 9