Lý thuyết Địa lí 9 Bài 8 (mới 2024 + Bài Tập): Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Tóm tắt lý thuyết Địa lí 9 Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Địa 9 lí Bài 8.

1 3,767 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết Địa lí 9 Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Bài giảng Địa lí 9 Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

1. Ngành trồng trọt

- Đặc điểm:

+ Trồng trọt chiếm ưu thế với cây lương thực là chủ yếu.

+ Phát triển vững chắc, cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt có sự thay đổi (Tỉ trọng cây lương thực giảm; Tỉ trọng cây công nghiệp tăng).

- Nguyên nhân: Sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phục vụ cho xuất khẩu, nhất là sản phẩm cây công nghiệp.

- Ý nghĩa: phát huy thế mạnh nền nông nghiệp nhiệt đới, là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Một số cây công nghiệp lâu năm ở nước ta

a) Cây lương thực

- Gồm cây lúa và các cây hoa màu như ngô, khoai, sắn.

- Lúa là cây trồng chính ở nước ta: diện tích, năng suất, sản lượng lúa và bình quân lúa đầu người không ngừng tăng lên.

- Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.

MỘT SỐ TIÊU CHÍ VỀ SẢN XUẤT LÚA CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

b) Cây công nghiệp

- Vai trò:

+ Là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, thu ngoại tệ.

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

+ Phá thế độc canh trong nông nghiệp.

+ Bảo vệ môi trường.

- Cơ cấu:

+ Cây công nghiệp hằng năm gồm: lạc, mía, đậu tương, bông, dâu tằm, thuốc lá.

+ Cây công nghiệp lâu năm gồm: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè.

- Phân bố: Tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, trên các vùng núi, cao nguyên và bán bình nguyên.

SẢN LƯỢNG MỘT SỐ CÂY LÂU NĂM CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

c) Cây ăn quả

- Phát triển mạnh với nhiều loại cây có giá trị như: xoài, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng,…

- Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là: đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

SẢN LƯỢNG MỘT SỐ CÂY ĂN QUẢ CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

Một số loại cây ăn quả ở nước ta

2. Ngành chăn nuôi

Chiếm tỉ trọng còn nhỏ trong cơ cấu nông nghiệp, chăn nuôi theo hình thức công nghiệp đang được mở rộng.

SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CHĂN NUÔI CHỦ YẾU CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

a) Chăn nuôi trâu, bò

- Đàn trâu:

+ Khoảng 2,4 triệu con (2019); chủ yếu lấy sức kéo.

+ Phân bố nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

Trâu được nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Đàn bò:

+ Có trên 6 triệu con (2019); chủ yếu để lấy thịt, sữa, một phần sức kéo.

+ Phân bố nhiều nhất ở duyên hải Nam Trung Bộ, chăn nuôi bò sữa đang phát triển ở ven thành phố lớn.

b) Chăn nuôi lợn

- Đàn lợn tăng khá nhanh (19,6 triệu con - năm 2019).

- Tập trung ở vùng có nhiều hoa màu lương thực hoặc đông dân: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

c) Chăn nuôi gia cầm

- Đàn gia cầm tăng nhanh (hơn 481,1 triệu con - năm 2019).

- Chăn nuôi gia cầm phát triển nhanh ở đồng bằng.

Đàn gia cầm được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng và ven các đô thị lớn

Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Câu hỏi NB

Câu 1. Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta được biểu hiện là

A. tăng tỉ trọng cây công nghiệp thấp nhất và có xu hướng giảm.

B. tăng tỉ trọng cây công nghiệp, giảm tỉ trọng cây lương thực.

C. tăng tỉ trọng cây lương thực, giảm tỉ trọng cây công nghiệp.

D. tỉ trọng cây lương thực cao nhất và có xu hướng tăng nhanh.

Đáp án: B

Giải thích: Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta được biểu hiện là tăng tỉ trọng cây công nghiệp, giảm tỉ trọng cây lương thực.

Câu 2. Cây lương thực ở nước ta bao gồm

A. lúa, ngô, khoai, sắn.

B. lạc, khoai, sắn, mía.

C. lúa, ngô, đậu tương, lạc.

D. mía, đậu tương, khoai, sắn.

Đáp án: A

Giải thích: Cây lương thực ở nước ta bao gồm: lúa, ngô, khoai, sắn.

Câu 3. Vùng chăn nuôi lợn thường gắn chủ yếu với

A. các đồng cỏ tươi tốt.

B. vùng trồng cây hoa màu.

C. vùng trồng cây công nghiệp.

D. vùng trồng cây lương thực.

Đáp án: D

Giải thích: Vùng chăn nuôi lợn thường gắn chủ yếu với vùng trồng cây lương thực.

Câu 4. Trong cơ cấu của ngành trồng trọt nước ta, biểu hiện của việc đa dạng hóa là gì?

A. Cây lương thực luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu ngành trồng trọt.

B. Tỉ trọng cây lương thực giảm, cây công nghiệp, cây ăn quả tỉ trọng tăng.

C. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp.

D. Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp.

Đáp án: B

Giải thích: Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, nhưng trước đây chủ yếu sản xuất cây lương thực lúa gạo, hiện nay đã có nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả được phát triển.

Câu 5. Hiện nay, chăn nuôi bò sữa nước ta có xu hướng phát triển mạnh ở

A. các cao nguyên badan.

B. các vùng núi cao.

C. các vùng đồng bằng ven biển.

D. ven các thành phố lớn.

Đáp án: D

Giải thích: Chăn nuôi bò sữa nước ta đang có xu hướng phát triển mạnh ở ven các thành phố lớn.

Câu hỏi TH

Câu 6. Trong thời gian qua, diện tích trồng lúa không tăng nhiều nhưng sản lượng lúa tăng lên nhanh, điều đó chứng tỏ

A. tình trạng độc canh cây lúa nước ngày càng tăng.

B. nước ta đang đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất.

C. diện tích đất thoái hóa, bạc màu ngày càng giảm.

D. thị trường tiêu thụ ngày càng rộng lớn.

Đáp án: B

Giải thích: Thâm canh trong nông nghiệp là việc tăng năng suất, sản lượng nông sản trên một đơn vị diện tích bằng cách sử dụng các giống mới có năng suất cao, nâng cao độ phì của đất, áp dụng kĩ thuật sản xuất tiên tiến.... => Hiện nay ở nước ta, vấn đề thâm canh tăng năng suất đang được chú trọng và áp dụng mạnh mẽ -> góp phần tăng nhanh sản lượng lúa mặc dù diện tích trồng lúa không tăng nhiều.

Câu 7. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây lúa ở nước ta là

A. đất feralit, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và nguồn nước dồi dào.

B. đất phù sa, khí hậu có nhiều thiên tai và nguồn nước dồi dào.

C. đất feralit, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và mùa khô thiếu nước.

D. đất phù sa, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và nguồn nước dồi dào.

Đáp án: D

Giải thích: Cây lúa phân bố rộng khắp trên lãnh thổ nước ta nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi: đất phù sa màu mỡ, nguồn nước phong phú và khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa rất thích hợp với đặc điểm sinh thái của cây lúa.

Câu 8. Hai vùng trọng điểm sản xuất lúa lớn nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng ven biển miền Trung.

B. Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng ven biển miền Trung.

D. Đồng bằng Thanh Hóa – Nghệ An, đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: B

Giải thích: Hai vùng trọng điểm sản xuất lúa lớn nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 9. Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất của nước ta là

A. Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

B. Trung du miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

Đáp án: C

Giải thích: Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất của nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

Câu 10. Vùng nào có đàn bò với quy mô lớn nhất nước ta?

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Đồng bằng sông Hồng.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Đáp án: A

Giải thích: Đàn bò có quy mô lớn nhất là ở Duyên hải Nam Trung Bộ do khu vực này có nhiều đồng cỏ rộng lớn.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp và thủy sản

1 3,767 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: