Lý thuyết Địa lí 9 Bài 25 (mới 2024 + Bài Tập): Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Tóm tắt lý thuyết Địa lí 9 Bài 25: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Địa lí 9 Bài 25.

1 4237 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Địa lí 9 Bài 25: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Bài giảng Địa lí 9 Bài 25: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

- Khái quát chung:

+ Vùng có lãnh thổ hẹp ngang, vùng biển rộng lớn. Diện tích: 44 252 km² chiếm 13,4% diện tích và 10,3% dân số cả nước (năm 2019).

+ Các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

- Vị trí tiếp giáp:

+ Phía Bắc giáp Bắc Trung Bộ.

+ Phía Tây Bắc: Lào.

+ Phía Tây Nam: Đông Nam Bộ.

+ Phía Đông, Đông Nam: biển Đông.

+ Phía Tây, Tây Nam: Tây Nguyên.

- Có nhiều đảo, quần đảo lớn nhỏ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi

- Ý nghĩa:

+ Vị trí trung chuyển giữa hai miền Bắc - Nam, nối Tây Nguyên với các cảng biển phía Đông -> thuận lợi cho lưu thông và trao đổi hàng hóa.

+ Các đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

* Đặc điểm

- Địa hình: các tỉnh đều có địa hình núi, gò ở phía Tây, đồng bằng hẹp ở phía Đông bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh.

Vịnh Cam Ranh, Khánh Hòa

- Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa; Số giờ nắng nhiều.

- Tài nguyên đất:

+ Đất nông nghiệp ở đồng bằng thích hợp để trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Đất ở đồi núi phát triển rừng, chăn nuôi gia súc lớn.

- Tài nguyên biển: vùng biển có tiềm năng để phát triển tổng hợp kinh tế biển.

- Tài nguyên rừng: rừng có nhiều gỗ, tầm hương, kì nam, sâm quy,…

- Tài nguyên khoáng sản: cát thủy tinh, vàng, ti tan -> phát triển công nghiệp khai khoáng.

* Khó khăn

- Hạn hán kéo dài.

- Thiên tai thường xảy ra.

- Hiện tượng sa mạc hóa ở cực Nam Trung Bộ.

Sa mạc hóa xảy ra mạnh ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ

3. Đặc điểm dân cư, xã hội

Thánh địa Mỹ Sơn, Quảng Nam - Di sản văn hóa thế giới

- Phân bố dân cư không đều, có sự khác biệt giữa miền núi phía Tây và dải đồng bằng ven biển phía Đông.

- Người dân cần cù lao động, kiên cường trong bảo vệ Tổ quốc và giàu kinh nghiệm trong nghề biển.

- Vùng có nhiều di tích lịch sử - văn hóa. Mỹ Sơn, Hội An là 2 di sản văn hóa thế giới.

MỘT SỐ KHÁC BIỆT TRONG PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ THEO HƯỚNG TỪ ĐÔNG SANG TÂY Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

- Các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội tương đối cao, tuy nhiên một vài tiêu chí còn cần phải thay đổi theo hướng tích cực (tăng dân số, hộ nghèo, thu nhập,…). Đời sống của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn.

MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VÀ CẢ NƯỚC

Phố cổ Hội An, Quảng Nam - Di sản văn hóa thế giới

Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Câu hỏi NB

Câu 1. Hai quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Hoàng Sa, Trường Sa.

B. Trường Sa, Côn Sơn.

C. Hoàng Sa, Phú Quốc.

D. Côn Sơn, Bạch Long Vĩ.

Đáp án: A

Giải thích: Hai quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là Hoàng Sa, Trường Sa.

Câu 2. Đặc điểm lãnh thổ vùng duyên hải Nam Trung Bộ là

A. rộng lớn, có dạng hình thang.

B. có dạng tam giác châu.

C. kéo dài, hẹp ngang.

D. trải dài từ đông sang tây.

Đáp án: C

Giải thích: Đặc điểm của vùng duyên hải Nam Trung Bộ là lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.

Câu 3. Khoáng sản chính của Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. đồng, apattit, vàng.

B. sắt, đá vôi, cao lanh.

C. than nâu, mangan, thiếc.

D. cát thủy tinh, ti tan, vàng.

Đáp án: D

Giải thích: Khoáng sản chính của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là cát thủy tinh, ti tan và vàng.

Câu 4. Tên các tỉnh thành theo thứ tự từ Bắc vào Nam của vùng duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định,, Khánh Hòa, Phú Yên,Ninh Thuận, Bình Thuận.

B. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

C. Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

D. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận

Đáp án: B

Giải thích: Tên các tỉnh thành theo thứ tự từ Bắc vào Nam của vùng duyên hải Nam Trung Bộ là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Câu 5. Duyên hải Nam Trung Bộ không tiếp giáp với vùng kinh tế nào?

A. Đông Nam Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án: D

Giải thích:

- Vị trí tiếp giáp:

+ Phía Bắc giáp Bắc Trung Bộ.

+ Phía Tây Bắc giáp Lào.

+ Phía Tây Nam: giáp Đông Nam Bộ.

+ Phía Đông, Đông Nam: giáo biển Đông.

+ Phía Tây, Tây Nam: giáp Tây Nguyên.

Câu 6. Vịnh biển nào sau đây không thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

A. Vân Phong, Nha Trang.

B. Hạ Long, Diễn Châu.

C. Cam Ranh, Dung Quất.

D. Quy Nhơn, Xuân Đài.

Đáp án: B

Giải thích: Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh nằm trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, vịnh biển Diễn Châu thuộc tỉnh Nghệ An nằm trong vùng Bắc Trung Bộ.

Câu hỏi TH

Câu 7. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ là

A. địa hình phân hoá sâu sắc.

B. nạn cát bay lấn vào đồng ruộng.

C. thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió phơn và bão.

D. lượng mưa ít dẫn đến thiếu nước, nhất là vào mùa khô.

Đáp án: D

Giải thích: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ là lượng mưa ít dẫn đến thiếu nước, khô hạn, nhất là vào mùa khô. Khu vực này đang có nguy cơ đối mặt với hiện tượng hoang mạc hóa.

Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không đúng về vị trí địa lí của Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Giáp Biển Đông rộng lớn.

B. Cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên.

C. Cầu nối giữa Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ.

D. Tiếp giáp với vùng trọng điểm sản xuất lương thực.

Đáp án: D

Giải thích:

Vị trí tiếp giáp của Duyên hải Nam Trung Bộ là: phía bắc giáp Bắc Trung bộ, phía tây giáp Tây Nguyên, phía nam giáp Đông Nam Bộ, phía đông giáp biển. Có nhiều đảo, quần đảo lớn nhỏ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

=> Có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế và an ninh quốc phòng:

+ Vị trí trung chuyển giữa hai miền Bắc – Nam.

+ Là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, nối Tây Nguyên với các cảng biển phía Đông.

+ Các đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước.

Câu 9. Tổ yến là một nguồn lợi kinh tế đặc biệt của các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tập trung ở đâu?

A. Đảo Lý Sơn, quần đảo Hoàng Sa.

B. Đảo Phú Quý, quần đảo Trường Sa.

C. Cù Lao Chàm, đảo Cồn Cỏ, Cù lao Ré.

D. Các đảo từ Khánh Hòa ra đến Quảng Nam.

Đáp án: D

Giải thích: Trên một số đảo ven bờ từ Quảng Nam đến Khánh Hòa có nghề khai thác tổ chim yến (yến sào) đem lại giá trị kinh tế cao.

Câu 10. Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho việc

A. phát triển tổng hợp kinh tế biển.

B. hình thành vùng trọng điểm lương thực của cả nước.

C. hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.

D. phát triển mô hình nông – lâm kết hợp.

Đáp án: A

Giải thích:

Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho phát triển tổng hợp kinh tế biển, nhờ vùng biển rộng lớn, tài nguyên đa dạng và giàu có:

- Các tỉnh đều giáp biển, có các bãi tôm bãi cá, các ngư trường lớn (Ninh Thuận - Bình Thuận, Hoàng Sa – Trường Sa) thuận lợi cho đánh bắt thủy sản. Dọc bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

- Đường bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh sâu, kín gió thích hợp để xây dựng các cảng nước sâu -> phát triển vận tải biển.

- Các bãi biển đẹp, các đảo và quần đảo ven bờ thuận lợi chó phát triển du lịch biển – đảo.

- Các mỏ khoáng sản (oxit titan, cát thủy tinh) phát triển công nghiệp khai khoáng, có các cánh đồng muối nổi tiếng .

- Một số đảo ven bờ từ Quảng Nam đến Khánh Hòa có nghề khai thác tổ chim yến mang lại giá trị kinh tế cao.

=> Như vậy, duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất cho phát triển tổng hợp kinh tế biển (khai thác nuôi trồng thủy sản, vận tải biển, du lịch biển, khoáng sản biển).

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 26: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)

Lý thuyết Bài 28: Vùng Tây Nguyên

Lý thuyết Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)

Lý thuyết Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ

1 4237 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: