Lý thuyết Địa lí 9 Bài 14 (mới 2024 + Bài Tập): Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Tóm tắt lý thuyết Địa lí 9 Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Địa lí 9 Bài 14.

1 3510 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Địa lí 9 Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Bài giảng Địa lí 9 Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

1. Giao thông vận tải

a) Ý nghĩa

- Có ý nghĩa quan trọng đối với mọi ngành kinh tế, thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong nước và ngoài nước.

- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế các vùng miền núi khó khăn, nâng cao đời sống nhân dân.

b) Các loại hình giao thông vận tải

CƠ CẤU KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN PHÂN THEO CÁC

LOẠI HÌNH VẬN TẢI (%) (không kể vận tải bằng đường ống)

* Đường bộ

- Là phương tiện vân tải chủ yếu: chuyên chở được nhiều hàng hóa và hành khách nhất.

- Phần lớn các tuyến đường giao thông phát triển theo hai hướng chính: Bắc - Nam và Đông - Tây.

+ Hai tuyến đường Bắc - Nam quan trọng nhất là: Quốc lộ 1A chạy từ Lạng Sơn đến Cà Mau và đường Hồ Chí Minh.

+ Các tuyến đường Đông - Tây: quốc lộ 5, quốc lộ 18, quốc lộ 22…

- Các tuyến đường giao thông đang được nâng cấp và mở rộng.

Quốc lộ 1A và một đoạn quốc lộ 1A chạy qua địa phận TP. Đà Nẵng

* Đường sắt

- Quan trọng nhất là đường sắt Thống Nhất nối liền hai miền Nam - Bắc với tổng chiều dài 2632 km.

- Đường sắt Thống Nhất cùng với quốc lộ 1A làm thành trục xương sống của giao thông nước ta.

- Các tuyến đường còn lại: Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Đồng Đăng (Lạng Sơn), Hà Nội - Quảng Ninh, Hà Nội - Thái Nguyên.

Ga đường sắt Hà Nội - Đầu mối giao thông quan trọng nhất miền Bắc

* Đường sông

- Mới được khai thác ở mức độ thấp.

- Tập trung ở lưu vực vận tải sông Cửu Long (4500 km) và lưu vực vận tải sông Hồng (2500 km).

* Đường biển

- Gồm vận tải ven biển và vận tải biển quốc tế.

- Vận tải biển quốc tế phát triển mạnh nhờ mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại.

- Ba cảng biển lớn nhất: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.

Cảng Hải Phòng – Một trong những cảng trung chuyển lớn nhất nước ta

* Đường hàng không

- Được hiện đại hoá, mở rộng mạng lưới quốc tế và nội địa.

- Ba đầu mối chính là: Hà Nội (Nội Bài), Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh (Tân Sơn Nhất).

- Mạng lưới quốc tế mở rộng, kết nối với các khu vực: châu Á, châu Âu, Bắc Mĩ, Ô-xtrây-li-a.

Sân bay quốc tế Nội Bài – Một trong những sân bay đón nhiều lượt khách nhất

* Đường ống: Đang ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành dầu khí.

2. Bưu chính viễn thông

- Vai trò: góp phần đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp, nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế thế giới.

* Bưu chính

- Mạng bưu cục được mở rộng và nâng cấp.

- Nhiều dịch vụ mới với chất lượng cao ra đời: chuyển phát nhanh, điện hoa…

* Viễn thông

BIỂU ĐỒ MẬT ĐỘ ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH (số máy/100 dân)

- Tốc độ phát triển điện thoại đứng thứ 2 thế giới.

- Năng lực viễn thông quốc tế và liên tỉnh được mở rộng: nước ta có 6 trạm vệ tinh, 3 tuyến cáp quang biển quốc tế, hòa mạng Internet vào cuối năm 1997.

Bưu chính, viễn thông ngày càng hiện đại và hòa mạng toàn cầu

Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Câu 1. Vai trò quan trọng nhất của giao thông vận tải nước ta là

A. đào tạo và nâng cao trình độ lao động trong nước.

B. thực hiện các mối liên kết kinh tế trong nước và ngoài nước.

C. tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị lớn để xuất khẩu.

D. đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, ổn định.

Đáp án: B

Giải thích: Vai trò quan trọng nhất của giao thông vận tải nước ta là thực hiện các mối liên kết kinh tế trong nước và ngoài nước.

Câu 2. Chuyên chở được nhiều hàng hóa và hành khách nhất là loại hình vận tải nào?

A. Đường sông.

B. Đường sắt.

C. Đường ô tô.

D. Đường biển.

Đáp án: C

Giải thích: Chuyên chở được nhiều hàng hóa và hành khách nhất là loại hình vận tải đường ô tô.

Câu 3. Những dịch vụ của ngành bưu chính bao gồm

A. chuyển phát nhanh, điện hoa.

B. internet, chuyển phát nhanh.

C. điện thoại, internet, truyền dẫn số liệu.

D. điện thoại, phát hành báo chí.

Đáp án: A

Giải thích: Những dịch vụ của ngành bưu chính bao gồm chuyển phát nhanh, điện hoa.

Câu 4. Khó khăn chủ yếu đối với việc xây dựng và khai thác hệ thống giao thông đường bộ nước ta là

A. khí hậu và thời tiết thất thường

B. địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích.

C. thiếu vốn đầu tư.

D. trình độ khoa học kĩ thuật hạn chế.

Đáp án: B

Giải thích: Địa hình ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thiết kế, thi công xây dựng đường bộ. Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi -> khó khăn cho phát triển các tuyến giao thông, đặc biệt là giao thông đông tây, đòi hỏi chi phí xây dựng lớn.

Câu 5. Mạng lưới giao thông đường sông của nước ta có đặc điểm gì?

A. Được khai thác từ lâu đời.

B. Phát triển mạnh.

C. Mới được khai thác ở mức độ thấp.

D. Được khai thác trên tất cả các hệ thống sông.

Đáp án: C

Giải thích: Mạng lưới giao thông đường sông của nước ta mới được khai thác ở mức độ thấp. Vận tải đường sông nước ta tập trung chủ yếu trên các hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long.

Câu 6. Tuyến đường sắt Thống Nhất chạy từ đâu đến đâu?

A. Lạng Sơn đến TP Hồ Chí Minh.

B. Lạng Sơn đến Cà Mau.

C. Hà Nội đến Cà Mau.

D. Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh.

Đáp án: D

Giải thích: Tuyến đường sắt Thống Nhất nối Hà Nội với TP Hồ Chí Minh, cùng với quốc lộ 1A làm nên trục xương sống giao thông vận tải ở nước ta.

Câu 7. Các cảng biển quan trọng của nước ta bao gồm

A. Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.

B. Dung Quất, Đà Nẵng, Quy Nhơn.

C. Hải Phòng, Dung Quất, Quy Nhơn.

D. Cửa Lò, Sài Gòn, Quy Nhơn.

Đáp án: A

Giải thích: Các cảng biển quan trọng của nước ta bao gồm Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.

Câu 8. Sắp xếp các cảng biển sau theo thứ tự từ Bắc vào Nam là

A. Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Cam Ranh.

B. Hải Phòng, Đà Nẵng, Cam Ranh, Vũng Tàu.

C. Cam Ranh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu.

D. Đà Nẵng, Vũng Tàu, Cam Ranh, Hải Phòng.

Đáp án: B

Giải thích: Các cảng biển từ Bắc vào Nam của nước ta là Hải Phòng, Đà Nẵng, Cam Ranh, Vũng Tàu.

Câu 9. Hoạt động vận tải biển của nước ta được đẩy mạnh là do

A. nhu cầu du lịch quốc tế của người dân.

B. bờ biển thuận lợi xây dựng hải cảng.

C. mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại.

D. tăng cường hợp tác văn hóa, giáo dục.

Đáp án: C

Giải thích: Nền kinh tế nước ta và thế giới đang phát triển theo xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, hoạt động xuất nhập khẩu được đẩy mạnh nên nhu cầu vận chuyển bằng đường biển quốc tế tăng cao -> vận tải đường biển được đẩy mạnh.

Câu 10. Đặc điểm không đúng với đường hàng không ở nước ta là

A. Cơ sở vật chất, hệ thống sân bay vẫn còn nghèo nàn, chưa được đầu tư hiện đại.

B. Ba đầu mối chính là: Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.

C. Mạng lưới quốc tế được mở rộng.

D. Tốc độ phát triển nhanh chóng trong thời gian gần đây.

Đáp án: A

Giải thích:

Đặc điểm ngành hàng không ở nước ta hiện nay là:

- Cơ sở hạ tầng, hệ thống sân bay đã và đang được hiện đại hóa: phát triển đội máy bay theo hướng hiện đại hóa, nâng cấp mở rộng các sân bay.

- Ba đầu mối chính là: Hà Nội (Nội Bài), Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh (Tân Sơn Nhất).

- Mạng lưới quốc tế được mở rộng, kết nối với các khu vực: châu Á, châu Âu, Bắc Mĩ, Ô-xtrây-li-a.

- Hiện nay, tốc độ phát triển nhanh chóng, phù hợp với xu thế mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 15: Thương mại và du lịch

1 3510 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: