Lý thuyết Địa lí 9 Bài 38 (mới 2024 + Bài Tập): Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo

Tóm tắt lý thuyết Địa lí 9 Bài 38: Phát triển tổng hợp và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Địa lí 9 Bài 38.

1 2,008 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết Địa lí 9 Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo

Bài giảng Địa lí 9 Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo

1. Biển và đảo Việt Nam

a) Vùng biển nước ta

- Việt Nam có đường bờ biển dài 3260km và vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2.

- Vùng biển nước ta là một bộ phận của biển Đông, bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

- Cả nước có 28 (trong số 63) tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương giáp biển.

SƠ ĐỒ CẮT NGANG VÙNG BIỂN VIỆT NAM

b) Các đảo và quần đảo

Đảo Bạch Long Vĩ - Một trong những đảo xa bờ nhất ở nước ta

- Vùng biển nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ.

+ Hệ thống đảo ven bờ của nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.

+ Các đảo lớn có dân cư khá đông: Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Lí Sơn.

+ Các đảo xa bờ: đảo Bạch Long Vĩ, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Các đảo có nhiều tiềm năng du lịch, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.

LƯỢC ĐỒ MỘT SỐ ĐẢO VÀ QUẦN ĐẢO CỦA VIỆT NAM

Đảo Cát Bà - Một trong những đảo có dân cư sinh sống nhiều nhất ở nước ta

2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển

SƠ ĐỒ CÁC NGÀNH KINH TẾ BIỂN Ở NƯỚC TA

a) Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản

* Điều kiện phát triển

- Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn.

- Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư,… tạo điều kiện cho đánh bắt hải sản.

- Ven biển có nhiều vũng vịnh, cửa sông, đầm, phá,… thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

* Tình hình phát triển

- Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.

- Khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chủ yếu đánh bắt gần bờ.

* Phương hướng phát triển

- Ngành thủy sản ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ.

- Nuôi trồng thủy sản đang được đẩy mạnh phát triển.

- Phát triển đồng bộ và hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản.

Thuyền đánh bắt thủy hải sản của nước ta trên Biển Đông

b) Du lịch biển - đảo

* Điều kiện phát triển

- Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú: 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp từ Bắc vào Nam.

- Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch.

* Tình hình phát triển

- Du lịch biển được phát triển nhanh trong những năm gần đây.

- Hạn chế: du lịch chỉ mới khai thác hoạt động tắm biển, chưa đa dạng hoá và tạo nhiều sản phẩm du lịch.

Du lịch biển - đảo ở nước ta ngày càng phát triển và được đẩy mạnh

Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển – Đảo

Câu hỏi NB

Câu 1. Tính từ đất liền ra, các bộ phận thuộc vùng biển nước ta lần lượt là

A. lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế.

B. tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế.

C. nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.

D. nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế, tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải.

Đáp án: C

Giải thích: Tính từ đất liền ra, vùng biển nước ta bao gồm các bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.

Câu 2. Nhận xét nào sau đây không đúng về hoạt động của ngành thủy sản nước ta?

A. Hoạt động đánh bắt tập trung chủ yếu ở vùng biển xa bờ.

B. Đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, ven biển và các đảo.

C. Phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến thủy sản.

D. Chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản từ khai thác sang nuôi trồng.

Đáp án: A

Giải thích:

Hoạt động của ngành thủy sản nước ta:

- Nước ta đang đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, ven biển và các đảo.

- Phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến thủy sản.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản từ khai thác sang nuôi trồng.

- Tuy nhiên, nước ta chủ yếu đánh bắt gần bờ -> khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý (trong khi sản lượng đánh bắt ven bờ đã khai thác gấp 2 lần mức cho phép thì sản lượng đánh bắt xa bờ mới chỉ bằng 1/5 khả năng cho phép).

Câu 3. Thiên tai ảnh hưởng lớn đến hoạt động đánh bắt thủy sản của nước ta là

A. Sạt lở bờ biển.

B. Lũ quét.

C. Hạn hán.

D. Bão.

Đáp án: D

Giải thích: Vùng biển nước ta thường xuyên chịu ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới, mỗi năm có khoảng 9 – 10 cơn bão ảnh hưởng đến vùng biển và đất liền nước ta. Bão mang theo mưa to, gió lớn làm biển động, sóng lớn => ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đánh bắt thủy sản của nước ta.

Câu 4. Du lịch biển của nước ta hiện nay mới chỉ tập trung khai thác hoạt động

A. thể thao trên biển.

B. tắm biển.

C. lặn biển.

D. khám phá các đảo.

Đáp án: B

Giải thích: Du lịch biển của nước ta hiện nay mới chỉ tập trung khai thác hoạt động tắm biển.

Câu 5. Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển nước ta không bao gồm ngành nào sau đây?

A. Đánh bắt nuôi trồng và chế biển thủy sản.

B. Khai thác và chế biến lâm sản.

C. Khai thác khoáng sản biển.

D. Du lịch biển.

Đáp án: B

Giải thích: Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển nước ta không bao gồm ngành: Đánh bắt nuôi trồng và chế biển thủy sản, khai thác khoáng sản biển, du lịch biển và khai thác khoáng sản biển => Khai thác và chế biến lâm sản không phải là hoạt động kinh tế biển của nước ta.

Câu 6. Ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng của các đảo và quần đảo là

A. cơ sở để khai thác có hiệu quả các nguồn lợi thủy sản.

B. hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển, hội nhập với thế giới.

C. tạo việc làm, nâng cao đời sống của người dân vùng đảo.

D. cơ sở để khẳng định chủ quyền nước ta trên vùng biển và thềm lục địa.

Đáp án: D

Giải thích: Các đảo và quần đảo nước ta tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, đồng thời các hoạt động kinh tế, đời sống nhân dân trên đảo là cơ sở để khẳng định chủ quyền nước ta trên vùng biển và thềm lục địa. Đây là ý nghĩa quan trọng về mặt an ninh quốc phòng.

Câu hỏi TH

Câu 7. Hai quần đảo xa bờ của nước ta là

A. Hoàng Sa , Thổ Chu.

B. Hoàng Sa, Trường Sa.

C. Hoàng Sa, Nam Du.

D. Thổ Chu, Cô Tô.

Đáp án: B

Giải thích: Hai quần đảo xa bờ của nước ta là Hoàng Sa, Trường Sa.

Câu 8. Đặc điểm khí hậu cho phép hoạt động du lịch biển ở vùng Nam Bộ của nước ta diễn ra quanh năm là

A. Khí hậu nhiệt đới ẩm, nóng quanh năm.

B. Độ ẩm lớn trên 80%, lượng mưa lớn từ 1500 – 2000mm/năm.

C. Nước ta chịu ảnh hưởng của bão, gió mùa đông bắc.

D. Vùng biển nước ta rộng, đường bờ biển dài.

Đáp án: A

Giải thích:

Vùng Nam Bộ nước ta có khí hậu nhiệt đới, nắng nóng quanh năm, biển ấm, nhiệt độ trung bình năm cao (trên 20 độ C), mùa đông nước biển không bị đóng băng.

=> Do đó hoạt động du lịch biển, đặc biệt là tắm biển có thể diễn ra quanh năm.

Câu 9. Hệ thống đảo ven bờ của nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh

A. Thanh Hóa, Quảng Nam, Bình Định, Cà Mau.

B. Quảng Bình, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận.

C. Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.

D. Thái Bình, Nghệ An, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đáp án: C

Giải thích: Hệ thống đảo ven bờ của nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.

Câu 10. Bờ biển nước ta kéo dài khoảng 3260 km từ:

A. Móng Cái đến Vũng Tàu

B. Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau

C. Mũi Cà Mau đến Hà Tiên

D. Móng Cái đến Hà Tiên.

Đáp án: D

Giải thích: Bờ biển nước ta kéo dài khoảng 3260 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)

1 2,008 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: