Lý thuyết Địa lí 9 Bài 29 (mới 2024 + Bài Tập): Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)

Tóm tắt lý thuyết Địa lí 9 Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo) ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Địa lí 9 Bài 29.

1 2,550 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết Địa lí 9 Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)

Bài giảng Địa lí 9 Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)

4. Tình hình phát triển kinh tế

a) Nông nghiệp

BIỂU ĐỒ TỈ LỆ DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ CỦA TÂY NGUYÊN SO VỚI CẢ NƯỚC (cả nước=100%)

* Trồng trọt:

- Điều kiện phát triển:

+ Có diện tích đất badan lớn và màu mỡ.

+ Khí hậu Á xích đạo, có mùa khô kéo dài thuận lợi cho thu hoạch và bảo quản, mùa mưa thuận lợi cho việc chăm sóc; thị trường rộng lớn.

+ Người dân có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây cà phê.

Tây Nguyên là vùng có diện tích trồng cây cà phê lớn nhất cả nước

- Khó khăn:

+ Thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.

+ Sự biến động của giá cả nông sản và công nghiệp chế biến chưa phát triển.

- Tình hình phát triển:

+ Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của nước ta.

+ Cây công nghiệp phát triển khá nhanh trong những năm gần đây, quan trọng nhất là cà phê (Đắk Lắk), cao su, chè (Lâm Đồng), điều.

-> Phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Lược đồ kinh tế vùng Tây Nguyên

+ Chú trọng phát triển cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày,...

+ Trồng hoa quả ôn đới nổi tiếng ở Đà Lạt.

Đồi chè Bảo Lộc, Lâm Đồng

* Chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc lớn được đẩy mạnh (bò, trâu).

* Lâm nghiệp: Phát triển mạnh, kết hợp khai thác với trồng mới, khoanh nuôi, giao khoán bảo vệ rừng; gắn khai thác với chế biến.

b) Công nghiệp

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CỦA TÂY NGUYÊN VÀ CẢ NƯỚC (Đơn vị: Nghìn tỉ đồng)

- Điều kiện phát triển:

+ Bô-xít có trữ lượng cao.

+ Nguồn thủy năng dồi dào.

+ Lâm sản,...

- Tình hình phát triển:

+ Công nghiệp chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP nưng đang chuyển biến tích cực.

+ Các ngành công nghiệp phát triển mạnh: chế biến nông lâm sản, thủy điện.

c) Dịch vụ

- Điều kiện phát triển:

+ Vị trí địa lí mang tính chiến lược.

+ Là vùng có số lượng hàng nông sản đứng thứ hai cả nước (sau ĐBSCL).

+ Ngành lâm nghiệp phát triển.

+ Khí hậu mát mẻ với nhiều thắng cảnh đẹp.

- Tình hình Phát triển:

+ Xuất khẩu nông sản lớn thứ 2 cả nước, sau đồng bằng sông Cửu Long.

+ Du lịch: có xu hướng phát triển mạnh. Du lịch sinh thái và văn hoá, nghỉ dưỡng phát triển (Đà Lạt, Bản Buôn).

+ Việc xây dựng thủy điện, khai thác bô-xit, xây dựng đường Hồ Chí Minh, đồng thời với việc nâng cấp mạng lưới đường ngang nối với các thành phố Duyên hải Nam Trung Bộ, Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia -> Làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội của Tây Nguyên.

Đà Lạt - Nơi hội tụ rất nhiều loài hoa trên thế giới

Núi lửa Chư Đăng Ya, Gia Lai - Sắc màu núi rừng Tây Nguyên

5. Các trung tâm kinh tế

- Buôn Ma Thuột là trung tâm công nghiệp.

- Đà Lạt: trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.

- Plây Ku: phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, là trung tâm thương mại, du lịch.

Đà Lạt, Lâm Đồng - Điểm du lịch thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước

Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)

Câu hỏi NB

Câu 1. Các loại cây công nghiệp quan trọng nhất ở Tây Nguyên là

A. cà phê, cao su, chè, hồ tiêu.

B. cà phê, cao su, hồ tiêu, bông.

C. cà phê, dừa, cao su, điều.

D. cà phê, hồ tiêu, thuốc lá, bông.

Đáp án: A

Giải thích: Các loại cây công nghiệp quan trọng nhất ở Tây Nguyên là cà phê, cao su, chè, hồ tiêu.

Câu 2. Trung tâm công nghiệp quan trọng của Tây Nguyên là

A. Đà Lạt.

B. Plây-ku.

C. Buôn Ma Thuột.

D. Kon Tum.

Đáp án: C

Giải thích: Buôn Ma Thuột là trung tâm công nghiệp, đào tạo và nghiên cứu khoa học của Tây Nguyên.

Câu 3. Thuận lợi quan trọng nhất để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp là

A. mưa tập trung vào mùa hè.

B. mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy sản phẩm.

C. đất bazan giàu dinh dưỡng và khí hậu mang tính chất cận xích đạo.

D. khí hậu ổn định, ít bão.

Đáp án: C

Giải thích: Điều kiện tự nhiên thuận lợi hàng đầu để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp là đất badan giàu dinh dưỡng, khí hậu mang tính chất cận xích đạo nóng ẩm phù hợp với điều kiện sinh thái cây cà phê, đất badan phân bố tập trung trên các cao nguyên cũng thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn.

Câu 4. Các ngành công nghiệp phát triển khá mạnh ở Tây Nguyên là

A. Công nghiệp khai khoáng.

B. Sản xuất vật liệu xây dựng.

C. Chế biến nông - lâm sản.

D. Sản xuất hàng tiêu dùng.

Đáp án: C

Giải thích: Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2 cả nước đồng thời cũng là nơi có diện tích rừng lớn nhất nước ta. Vì vậy các ngành công nghiệp phát triển khá mạnh ở Tây Nguyên là chế biến nông – lâm sản.

Câu 5. Cà phê được trồng nhiều nhất ở tỉnh nào của Tây Nguyên?

A. Lâm Đồng

B. Đắk Lắk

C. Gia Lai

D. Kon Tum

Đáp án: B

Giải thích: Cà phê là cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở tỉnh Đắk Lắk. Do nơi đây có nhiều điều kiện thích hợp.

Câu 6. Tây Nguyên là vùng xuất khẩu nông sản lớn thứ 2 cả nước, sau vùng

A. Đông Nam Bộ.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đồng bằng sông Hồng.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Đáp án: B

Giải thích: Tây Nguyên là vùng xuất khẩu nông sản lớn thứ 2 cả nước, sau vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu hỏi TH

Câu 7. Có thể trồng cây công nghiệp cận nhiệt như chè ở Tây Nguyên là do

A. có nhiều hồ đầm đảm bảo nước tưới.

B. có các cao nguyên trên 1000m.

C. đất badan thích hợp với cây chè.

D. ở đây không có gió mùa Đông Bắc.

Đáp án: B

Giải thích: Ở khu vực cao nguyên có độ cao trên 1000m, nhiệt độ không khí giảm xuống và trở nên mát mẻ (cứ lên cao 1000m nhiệt độ giảm 100C), độ ẩm không khí cao (>80%) cùng với nguồn nước dồi dào => khí hậu mang tính chất cận nhiệt rất thích hợp với đặc điểm sinh thái của cây chè, do vậy ở đây đã hình thành vùng chuyên canh chè có diện tích lớn nhất nước ta, tiêu biểu là ở tỉnh Lâm Đồng.

Câu 8. Hoạt động dịch vụ phát triển mạnh nhất ở Tây Nguyên là

A. du lịch sinh thái.

B. giao thông, vận tải.

C. bưu chính viễn thông.

D. xuất khẩu nông sản.

Đáp án: A

Giải thích: Du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch văn hoá phát triển mạnh. Trung tâm du lịch là Đà Lạt.

Câu 9. Điều kiện thuận lợi cho vùng Tây Nguyên hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn là

A. đất đỏ ba-dan giàu dinh dưỡng phân bố tập trung với mặt bằng rộng lớn.

B. khí hậu cận xích đạo với hai mùa mưa và khô rõ rệt, phân hóa theo độ cao.

C. khí hậu cận xích đạo, có nguồn nước trên mặt và nước ngầm khá phong phú.

D. mùa khô kéo dài là điều kiện thuận lợi để phơi sấy sản phẩm cây công nghiệp.

Đáp án: B

Giải thích: Điều kiện thuận lợi cho vùng Tây Nguyên hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn là khí hậu cận xích đạo với hai mùa mưa và khô rõ rệt, phân hóa theo độ cao.

Câu 10. Ở Tây Nguyên, vấn đề đặt ra đối với hoạt động chế biến lâm sản là

A. khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới

B. ngăn chặn nạn phá rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy.

C. đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân.

D. đẩy mạnh chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.

Đáp án: D

Giải thích: Đối với hoạt động chế biến lâm sản ở Tây Nguyên cần đẩy mạnh công tác chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ

Lý thuyết Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)

Lý thuyết Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)

Lý thuyết Bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Lý thuyết Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)

1 2,550 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: