Lý thuyết Địa lí 9 Bài 15 (mới 2024 + Bài Tập): Thương mại và du lịch

Tóm tắt lý thuyết Địa lí 9 Bài 15: Thương mại và du lịch ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Địa lí 9 Bài 15.

1 3,306 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết Địa lí 9 Bài 15: Thương mại và du lịch

Bài giảng Địa lí 9 Bài 15: Thương mại và du lịch

1. Thương mại

Thương mại bao gồm nội thương và ngoại thương.

a) Nội thương

- Vai trò: Phục vụ nhau cầu tiêu dùng, đi lại, văn hóa,… trong nước.

- Tình hình phát triển: Cả nước đã hình thành một thị trường thống nhất: hàng hoá dồi dào, đa dạng và tự do lưu thông.

TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA VÀ DOANH THU DỊCH VỤ TIÊU DÙNG PHÂN THEO VÙNG, NĂM 2017

- Phân bố:

+ Nhân tố ảnh hưởng: Quy mô dân số, sức mua và sự phát triển các ngành kinh tế.

+ Phân bố: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta.

Chợ Đồng Xuân, Hà Nội – Đầu mối chợ lớn nhất ở miền Bắc

Chợ Bến Thành, TP Hồ Chí Minh – Đầu mối chợ lớn nhất ở miền Nam

b) Ngoại thương

- Vai trò: giải quyết đầu ra cho sản phẩm, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất với chất lượng cao, cải thiện đời sống nhân dân.

- Tình hình phát triển:

+ Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: hàng công nghiệp nặng và khoáng sản; hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; hàng nông, lâm, thủy sản.

+ Các mặt hàng nhập khẩu: máy móc thiết bị; nguyên liệu, nhiên liệu; lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng.

+ Thị trường xuất - nhập khẩu ngày càng mở rộng: châu Á – Thái Bình Dương (Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Đài Loan), châu Âu và Bắc Mĩ.

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU, NĂM 2017 (%)

Chế biến cá tra và cá basa xuất khẩu

2. Du lịch

- Vai trò: Du lịch ngày càng khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu kinh tế cả nước, đem lại nguồn thu nhập, mở rộng giao lưu giữa nước ta với các nước và cải thiện đời sống nhân dân.

- Điều kiện phát triển:

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: phong cảnh, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, các vườn quốc gia,…

+ Tài nguyên du lịch nhân văn: công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống,…

Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh – Di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận

- Tình hình phát triển: Số lượng khách quốc tế, nội địa, doanh thu du lịch tăng.

- Phương hướng phát triển: Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch đã làm tăng sức cạnh tranh ngành du lịch nước ta trong khu vực.

Du lịch Việt Nam rất đa dạng và phong phú

Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 15: Thương mại và du lịch

Câu 1. Mặt hàng xuất khẩu của nước ta hiện nay là

A. máy móc thiết bị.

B. nguyên liệu, nhiên liệu.

C. hàng công nghiệp nặng và khoáng sản.

D. lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng.

Đáp án: C

Giải thích: Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta là : hàng công nghiệp nặng và khoáng sản; hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; hàng nông, lâm, thủy sản.

Câu 2. Tài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta gồm

A. các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hóa, dân gian.

B. các lễ hội truyền thống, làng nghề truyền thống.

C. vườn quốc gia, di tích lịch sử, phong cảnh.

D. phong cảnh, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, vườn quốc gia.

Đáp án: D

Giải thích: Tài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta gồm phong cảnh, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, vườn quốc gia.

Câu 3. Ý nghĩa xã hội của hoạt động ngoại thương là

A. giải quyết đầu ra cho sản phẩm.

B. mở rộng sản xuất với chất lượng cao.

C. cải thiện đời sống nhân dân.

D. đổi mới công nghệ.

Đáp án: C

Giải thích: Ý nghĩa xã hội của hoạt động ngoại thương là cải thiện đời sống nhân dân

Câu 4. Vai trò của ngành du lịch về mặt xã hội của nước ta là

A. tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.

B. góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

C. đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn.

D. tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

Đáp án: A

Giải thích:

- Vai trò của ngành du lịch ở nước ta là đem lại nguồn thu nhập lớn (đặc biệt là nguồn thu ngoại tệ), góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta là vai trò về mặt kinh tế.

- Ngành du lịch không phải là ngành sản xuất vật chất vì vậy nó không tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

- Ngành du lịch tạo ra nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân -> vai trò về mặt xã hội.

Câu 5. Trong các tài nguyên du lịch dưới đây, tài nguyên nào không phải là tài nguyên du lịch nhân văn?

A. Các công trình kiến trúc

B. Các bãi biển đẹp

C. Văn hóa dân gian

D. Các di tích lịch sử

Đáp án: B

Giải thích: Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, chùa đền….

Câu 6. Hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta là

A. Hà Nội, Hải Phòng.

B. Hà Nội, Đà Nẵng.

C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

D. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

Đáp án: C

Giải thích: Hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Câu 7. Nước ta buôn bán nhiều với thị trường châu Á – Thái Bình Dương vì

A. Có nhiều nét tương đồng với nước ta trong văn hóa phương Đông.

B. Đây là những thị trường dễ tính.

C. Nước ta có vị trí địa lí gần với khu vực châu Á – Thái Dương.

D. Đây là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới.

Đáp án: A

Giải thích: Thị trường khu vực Châu Á – Thái Bình Dương bao gồm các quốc gia như Nhật Bản, các nước ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ô-xtrây- li-a => Đây hầu hết là các quốc gia thuộc khu vực châu Á (đặc biệt khu vực Đông Nam Á), có nhiều nét tương đồng với nước ta trong văn hóa phương Đông như: ăn uống, trang phục, làm đẹp…nên các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đáp ứng được thị hiếu của khu vực này. Do vậy, hoạt động buôn bán trao đổi hàng hóa giữa nước ta với các quốc gia thuộc châu Á - Thái Bình Dương diễn ra mạnh mẽ.

Câu 8. Hoạt động thương mại có mức độ tập trung khác nhau giữa các vùng trong nước, nguyên nhân do

A. Chất lượng cuộc sống người dân nhìn chung còn thấp và có sự chênh lệch giữa các vùng.

B. Dân cư nước ta phân bố không đều, trình độ phát triển kinh tế chênh lệch giữa các vùng.

C. Tài nguyên thiên nhiên nước ta phân bố không đều, chỉ tập trung ở những vùng nhất định.

D. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển chưa đồng bộ trên cả nước.

Đáp án: B

Giải thích:

- Sự phân bố của các hoạt động thương mại phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư và trình độ phát triển các ngành kinh tế. Quy mô dân số và trình độ phát triển kinh tế khác nhau sẽ dẫn đến mức độ tập trung của các hoạt động thương mại khác nhau giữa các vùng.

+ Ở các thành phố lớn, thị xã, các vùng đồng bằng là nơi tập trung đông dân cư và nhiều ngành kinh tế phát triển cũng là nơi hoạt động dịch vụ phát triển và tập trung với mật độ cao.

+ Ngược lại, ở các vùng núi, dân cư thưa thớt, các ngành kinh tế kém phát triển nên các hoạt động thương mại nghèo nàn.

Câu 9. Hiện nay nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực

A. Mĩ Latinh, Bắc Mỹ và châu Phi.

B. Bắc Mỹ và châu Âu và châu Phi.

C. Tây Nam Á, Nam Á, châu Á – Thái Bình Dương.

D. Châu Á – Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, châu Âu.

Đáp án: D

Giải thích: Hiện nay nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, châu Âu.

Câu 10. Các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia ở nước ta là

A. Hà Nội, Hạ Long, Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh.

B. Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu.

C. Hà Nội, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

D. Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh.

Đáp án: C

Giải thích: Các trung tâm du lịch có ý nghĩa quốc gia ở nước ta là : Hà Nội, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

1 3,306 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: