Lý thuyết Địa lí 9 Bài 20 (mới 2024 + Bài Tập): Vùng Đồng bằng sông Hồng

Tóm tắt lý thuyết Địa lí 9 Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Địa lí 9 Bài 20.

1 7,950 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết Địa lí 9 Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng

Bài giảng Địa lí 9 Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

- Khái quát chung:

+ Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du với một số tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.

+ Diện tích: 14.806 km² chiếm 5% diện tích và 21,9% dân số cả nước (năm 2019).

+ Các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và Vĩnh Phúc.

LƯỢC ĐỒ TỰ NHIÊN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

- Vị trí tiếp giáp:

+ Phía Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Phía Tây giáp Tây Bắc.

+ Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ.

+ Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.

-> Ý nghĩa: Giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (2 vùng có nguồn cung cấp tài nguyên, nguyên liệu).

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình: thấp, khá bằng phẳng.

- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

- Đất:

+ Đất feralit: ở vùng tiếp giáp với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Đất lầy thụt: ở Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh.

+ Đất phù sa: ở hầu hết các tỉnh và chiếm diện tích lớn nhất.

+ Đất phèn, mặn: dọc theo vịnh Bắc Bộ.

+ Đất xám trên phù sa cổ: Vĩnh Phúc và rìa Hà Nội.

- Tài nguyên khoáng sản: không nhiều, các khoáng sản có giá trị là

+ Mỏ đá: Hải Phòng, Ninh Bình.

+ Sét cao lanh: Hải Dương.

+ Than nâu: Hưng Yên.

+ Khí tự nhiên: Thái Bình.

- Vùng biển phía Đông và Đông Nam có tiềm năng rất lớn.

Đánh giá:

- Thuận lợi:

+ Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước.

+ Thời tiết mùa đông thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh. Phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính.

+ Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch.

- Khó khăn: thiên tai (bão, lũ lụt, thời tiết thất thường), ít tài nguyên khoáng sản.

Vườn quốc gia Xuân Thủy, Hải Phòng

3. Đặc điểm dân cư, xã hội

* Dân cư

BIỂU ĐỒ MẬT ĐỘ DAN SỐ CỬA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ, TÂY NGUYÊN VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 2017

- Đặc điểm:

+ Số dân: ĐBSH là vùng dân cư đông nhất cả nước. Khoảng 21,3 triệu người, chiếm 21,9% dân số cả nước (Năm 2019). Mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm mạnh nhưng mật độ dân số vẫn cao.

+ Tỉ lệ gia tăng dân số: cao, có xu hướng giảm.

+ Phân bố: mật độ dân số cao 1 420 người/km² (Năm 2019).

+ Lao động: số lượng lớn, nhiều lao động có kĩ thuật.

- Thuận lợi:

+ Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

+ Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có chuyên môn kĩ thuật.

Người lao động ở vùng Đồng bằng sông Hồng có chuyên môn, kĩ thuật

- Khó khăn:

+ Số dân quá đông, tỉ lệ gia tăng dân số còn cao.

+ Sức ép dân số tới các vấn đề xã hội, môi trường.

* Xã hội

- So với nhiều vùng khác thì ĐBSH các tiêu chí dân cư, xã hội phát triển khá cao.

- Đời sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn do kết cấu kinh tế chuyển dịch chậm, dân số quá đông.

* Cơ sở vật chất - cơ sở hạ tầng

- ĐBSH là vùng có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước.

- Một số đô thị đã hình thành từ lâu đời như Thăng Long (Hà Nội), Phố Hiến (Hưng Yên).

- Thành phố cảng Hải Phòng là cửa ngõ quan trong hướng ra vịnh Bắc Bộ.

Thành phố cảng Hải Phòng - Cửa ngõ ra biển quan trọng của vùng ĐBSH

MỘT SỐ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DÂN CƯ, XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ CẢ NƯỚC

Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 20: Vùng đồng bằng sông Hồng

Câu hỏi NB

Câu 1. Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với vùng kinh tế nào sau đây?

A. Trung du miền núi Bắc Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đông Nam Bộ.

Đáp án: A

Giải thích:

Vị trí tiếp giáp của Đồng bằng sông Hồng là:

- Phía Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ

- Phía Tây giáp Tây Bắc

- Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ

- Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ

Câu 2. Loại đất chiếm diện tích lớn nhất và có giá trị quan trọng ở đồng bằng sông Hồng là

A. Đất feralit.

B. Đất badan.

C. Đất xám phù sa cổ.

D. Đất phù sa.

Đáp án: D

Giải thích: Đất phù sa màu mỡ, chiếm diện tích lớn nhất và có giá trị quan trọng ở đồng bằng sông Hồng, thuận lợi cho thâm canh cây lúa nước.

Câu 3. Đồng bằng sông Hồng do phù sa của hệ thống sông nào bồi đắp?

A. Sông Hồng và Sông Đà.

B. Sông Hồng và Sông Mã.

C. Sông Hồng và Sông Thái Bình.

D. Sông Hồng và Sông Cả.

Đáp án: C

Giải thích: Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống Hồng và hệ thống sông Thái Bình.

Câu 4. Loại thiên tai xảy ra hằng năm ở vùng đồng bằng sông Hồng là

A. Lũ quét.

B. Ngập lụt.

C. Động đất.

D. Sóng thần.

Đáp án: B

Giải thích: Loại thiên tai xảy ra hằng năm ở vùng đồng bằng sông Hồng là ngập lụt (do sông Hồng gây ra).

Câu 5. Đặc điểm nổi bật nhất về dân cư Đồng bằng sông Hồng là

A. đông đúc nhất cả nước.

B. tỉ lệ gia tăng dân số giảm.

C. lao động có trình độ cao.

D. sống chủ yếu ở nông thôn.

Đáp án: A

Giải thích: Đặc điểm nổi bật nhất về dân cư Đồng bằng sông Hồng là vùng có dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước (năm 2020 mật độ dân số cao nhất nước là 1078 người/km2).

Câu 6. Cửa ngõ biển quan trọng của đồng bằng sông Hồng hướng ra vịnh Bắc Bộ là

A. Hà Nội.

B. Hải Phòng.

C. Thái Bình.

D. Nam Định.

Đáp án: B

Giải thích: Cửa ngõ biển quan trọng của đồng bằng sông Hồng hướng ra vịnh Bắc Bộ là Hải Phòng.

Câu hỏi TH

Câu 7. Dân số Đồng Bằng Sông Hồng không có đặc điểm nào sau đây?

A. Đông, tăng nhanh.

B. Mật độ dân số cao nhất cả nước.

C. Cơ cấu dân số trẻ,

D. Dân số sống chủ yếu ở nông thôn.

Đáp án: D

Giải thích: Đặc điểm dân số Đồng bằng sông Hồng: Đông, tăng nhanh, mật độ dân số cao nhất cả nước (năm 2020 mật độ dân số cao nhất nước là 1078 người/km2), cơ cấu dân số trẻ.

Câu 8. Đặc điểm nào sau đây đúng với địa hình của Đồng bằng sông Hồng?

A. Thấp trũng ở phía tây, cao ở vùng phía đông.

B. Cao ở rìa phía tây, tây bắc và thấp dần ra biển.

C. Cao ở phía tây bắc, nhiều ô trũng ở phía đông.

D. Thấp trũng ở phía bắc và cao dần về phía nam.

Đáp án: B

Giải thích: Đặc điểm đúng với địa hình của Đồng bằng sông Hồng là cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển.

Câu 9. Nội dung nào sau đây không thể hiện việc vai trò của hệ thống đê điều ở đồng bằng sông Hồng?

A. Tránh được nguy cơ phá hoại của lũ lụt vào mùa mưa bão.

B. Bồi đắp phù sa màu mỡ hằng năm cho vùng đất trong đê.

C. Giữ gìn và phát triển các di lịch sử, giá trị văn hóa.

D. Là một phần quan trọng trong mạng lưới giao thông của vùng.

Đáp án: B

Giải thích:

- Vai trò của hệ thống đê điều ở đồng bằng sông Hồng là: tránh được nguy cơ phá hoại của lũ lụt vào mùa mưa bão; giữ gìn và phát triển các di lịch sử, giá trị văn hóa của vùng ngày nay đê sông Hồng cũng là một phần quan trọng trong mạng lưới giao thông của vùng.

- Tuy nhiên hệ thống đê dày đặc đã chia cắt đồng bằng thành nhiều ô vuông -> vùng đất trong đê không được bồi đắp phù sa màu mỡ hằng năm, cùng với quá trình canh tác lâu năm đã bị thoái hóa, bạc màu.

Câu 10. Đồng bằng sông Hồng là vùng đông dân nhất cả nước không phải vì

A. có lịch sử khai thác lãnh thổ muộn.

B. điều kiện địa hình, nguồn nước, khí hậu thuận lợi.

C. nền nông nghiệp thâm canh lúa nước.

D. mạng lưới đô thị dày đặc nhất cả nước.

Đáp án: A

Giải thích:

Đồng bằng sông Hồng là vùng tập trung dân cư đông đúc nhất cả nước, nhờ hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi đó là:

- Vùng có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời (Hà Nội là thủ đô nghìn năm văn hiến).

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi: địa hình đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho cư trú và sản xuất, đất phù sa màu mỡ, khí hậu nhiệt ẩm dồi dào, nguồn nước phong phú.

- Có nền nông nghiệp thâm canh lúa nước phát triển nên cần nhiều lao động trong sản xuất nông nghiệp.

- Mạng lưới đô thị dày đặc nhất cả nước -> tập trung dân cư đông đúc ở các thành phố, đô thị.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)

1 7,950 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: