Lý thuyết Địa lí 9 Bài 32 (mới 2024 + Bài Tập): Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)

Tóm tắt lý thuyết Địa lí 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Địa lí 9 Bài 32.

1 4,902 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết Địa lí 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)

Bài giảng Địa lí 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)

4. Tình hình phát triển kinh tế

a) Công nghiệp

CƠ CẤU KINH TẾ CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC, NĂM 2017 (Đơn vị: %)

* Điều kiện phát triển

- Thuận lợi:

+ Vị trí địa lí thuận lợi.

+ Lao động dồi dào có tay nghề cao.

+ Cơ sở hạ tầng hoàn thiện, có chính sách tốt.

- Khó khăn:

+ Cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển sản xuất.

+ Môi trường ô nhiễm.

Ô nhiễm môi trường đô thị nặng nề, đặc biệt là các đô thị lớn

* Tình hình phát triển

- Trước 1975: phụ thuộc nước ngoài, chủ yếu phát triển công nghiệp nhẹ.

- Hiện nay: nền công nghiệp phát triển mạnh và toàn diện.

- Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng.

- Có cơ cấu đa dạng, gồm: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển như: dầu khí, điện tử, công nghệ cao.

- Các trung tâm công nghiệp lớn nhất là: thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.

+ TP. Hồ Chí Minh chiếm hơn 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.

+ Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.

TP. Hồ Chí Minh đang vươn mình trở thành hòn ngọc Viễn Đông

b) Nông nghiệp

* Điều kiện phát triển

- Diện tích đất xám và đất badan rộng lớn và màu mỡ.

- Khí hậu cận xích đạo.

- Người dân có kinh nghiệm, gần cơ sở chế biến và thị trường ổn định.

MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM CỦA VÙNG ĐÔNG NAM BỘ, GIAI ĐOẠN 2002 - 2014 (Đơn vị: nghìn ha)

* Tình hình phát triển

- Trồng trọt:

+ Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm. Các cây công nghiệp lâu năm quan trọng là: cao su, cà phê, tiêu, điều,…

+ Cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá), cây ăn quả cũng được chú ý phát triển.

- Vấn đề thủy lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đẩy mạnh thâm canh cây công nghiệp trên diện tích ổn định và có giá trị hàng hóa cao.

Hồ Dầu Tiếng, Tây Ninh

- Lâm nghiệp: đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, bảo vệ sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn.

- Chăn nuôi: gia súc, gia cầm được chú trọng theo hướng hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp.

- Nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và đánh bắt thủy sản trên các ngư trường đem lại những nguồn lợi lớn.

LƯỢC ĐỒ KINH TẾ VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

Một số cây công nghiệp lâu năm tiêu biểu của vùng Đông Nam Bộ

Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)

Câu hỏi NB

Câu 1. Trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực nào sau đây?

A. Công nghiệp – xây dựng.

B. Du lịch.

C. Nông – lâm – ngư nghiệp.

D. Dịch vụ.

Đáp án: A

Giải thích: Trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực công nghiệp – xây dựng.

Câu 2. Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành ở Đông Nam Bộ là

A. dệt may, da – giày, gốm – sứ.

B. dầu khí, phân bón, năng lượng.

C. chế biến lương thực, cơ khí.

D. dầu khí, điện tử, công nghệ cao.

Đáp án: D

Giải thích: Các ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành ở Đông Nam Bộ là dầu khí, điện tử, công nghệ cao.

Câu 3. Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ là

A. Điều

B. Cà phê

C. Cao su

D. Hồ tiêu

Đáp án: C

Giải thích: Cây cao su có diện tích lớn nhất của vùng với diện tích là 281,3 nghìn ha (năm 2002).

Câu 4. Ba trung tâm công nghiệp hàng đầu của Đông Nam Bộ là

A. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.

B. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

C. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Tân An.

D. TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Mỹ Tho.

Đáp án: A

Giải thích: Ba trung tâm công nghiệp hàng đầu của Đông Nam Bộ là TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.

Câu 5. Chăn nuôi gia súc, gia cầm của vùng được chú trọng phát triển theo hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi

A. nửa chuồng trại.

B. chuồng trại.

C. công nghiệp.

D. bán thâm canh.

Đáp án: C

Giải thích: Chăn nuôi gia súc, gia cầm của vùng được chú trọng phát triển theo hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp.

Câu 6. Nhiệm vụ quan trọng trong ngành lâm nghiệp đang được các địa phương ở Đông Nam Bộ đầu tư là

A. bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn.

B. tăng sản lượng gỗ khai thác.

C. phát triển công nghiệp sản xuất gỗ giấy.

D. tìm thị trường cho việc xuất khẩu gỗ.

Đáp án: A

Giải thích: Các địa phương trong vùng đang đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, xây dựng hồ chứa nước, bảo vệ đa dạng sinh học của rừng ngập mặn ven biển.

Câu hỏi TH

Câu 7. Cây cao su được trồng nhiều nhất ở những tỉnh

A. Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương.

B. Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương.

C. Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai.

D. Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu

Đáp án: C

Giải thích: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai là những tỉnh trồng nhiều cây cao su lớn của vùng.

Câu 8. Ngành công nghiệp nào có vai trò quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ hiện nay?

A. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

B. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

C. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

D. Công nghiệp khai thác dầu khí.

Đáp án: D

Giải thích: Ngành công nghiệp có vai trò quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ hiện nay là công nghiệp khai thác dầu khí.

Câu 9. Trung tâm khai thác dầu khí của Đông Nam Bộ là

A. TP. Hồ Chí Minh.

B. Biên Hòa.

C. Thủ Dầu Một.

D. Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đáp án: D

Giải thích: Trung tâm khai thác dầu khí của Đông Nam Bộ là Bà Rịa – Vũng Tàu.

Câu 10. Nguyên nhân làm cho thủy lợi trở thành vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong phát triển nông, lâm nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là

A. mùa khô kéo dài sâu sắc, nhiều vùng thấp bị ngập úng vào mùa mưa.

B. chủ yếu là đất xám phù sa cổ, độ phì kém và khó giữ nước.

C. các vùng chuyên canh cây công nghiệp cần nhiều nước tưới.

D. mạng lưới sông ngòi ít, chủ yếu sông nhỏ ít nước.

Đáp án: A

Giải thích: Đông Nam Bộ có khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, sự phân hóa mùa mưa - khô sâu sắc, mùa khô kéo dài 3 – 4 tháng khiến cho mực nước ngầm và nước trên các hệ thống sông bị hạ thấp -> ảnh hưởng đến sản xuất cây công nghiệp. Ngược lại vào mùa mưa, mưa lớn gây ngập úng cho các vùng địa hình thấp dọc hai bên bờ sông (sông Đồng Nai). Xây dựng hệ thống thủy lợi có vai trò tích nước vào mùa mưa, hạn chế lũ lụt ngập úng cho các vùng thấp, đồng thời cung cấp nước tưới cho sản xuất nông, lâm nghiệp, đặc biệt là các vùng chuyên canh cây công nghiệp.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)

1 4,902 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: