Lý thuyết Địa lí 9 Bài 26 (mới 2024 + Bài Tập): Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)

Tóm tắt lý thuyết Địa lí 9 Bài 26: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo) ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Địa lí 9.

1 2556 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Địa lí 9 Bài 26: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)

Bài giảng Địa lí 9 Bài 26: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)

4. Tình hình phát triển kinh tế

LƯỢC ĐỒ KINH TẾ VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

a) Nông nghiệp

* Điều kiện phát triển:

- Thuận lợi:

+ Địa hình đa dạng.

+ Vùng biển rộng lớn.

+ Số giờ nắng cao, ít sông đổ ra biển,...

- Khó khăn:

+ Qũy đất nông nghiệp hạn chế.

+ Nhiều thiên tai, bão lũ.

+ Sản lượng lương thực bình quân đầu người thấp hơn trung bình của cả nước.

* Tình hình phát triển:

MỘT SỐ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

- Chăn nuôi bò, khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản là thế mạnh của vùng:

+ Đàn bò năm 2019 là 1259,7 nghìn con.

+ Ngư nghiệp: Sản lượng thuỷ sản vượt 750 nghìn tấn (2019), riêng sản lượng cá biển 520 nghìn tấn; các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là mực, tôm, cá đông lạnh.

- Nghề làm muối và chế biến thủy sản khá phát triển; các thương hiệu nổi tiếng: muối Cà Ná, Sa Huỳnh, nước mắm Nha Trang, Phan Thiết.

- Biện pháp:

+ Trồng rừng phòng hộ.

+ Xây dựng hệ thống hồ chứa nước nhằm hạn chế thiên tai và chủ động cấp nước cho sản xuất - sinh hoạt.

Cánh đồng muối Sa huỳnh, Quảng Ngãi

b) Công nghiệp

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CỦA VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ VÀ CỦA CẢ NƯỚC, THỜI KÌ 2005 - 2013 (Đơn vị: nghìn tỉ đồng)

- Giá trị sản xuất công nghiệp còn chiếm tỉ trọng nhỏ so với cả nước nhưng có tốc độ tăng trưởng nhanh và khá cao (từ 4,6% năm 2005 lên 7,7% năm 2013).

- Cơ cấu công nghiệp bước đầu được hình thành và khá đa dạng. Các ngành chính: Cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, chế biến lâm sản,... khai thác cát, titan.

- Các trung tâm công nghiệp lớn: Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn,...

Trung tâm công nghiệp Đà Nẵng - Trung tâm công nghiệp lớn của vùng DHNTB

c) Dịch vụ

* Giao thông vận tải:

- Điều kiện phát triển: vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi.

- Tình hình phát triển:

+ Các hoạt động vận tải trung chuyển trên tuyến Bắc - Nam diễn ra sôi động: Quốc lộ 1A.

+ Các thành phố biển vừa là đầu mối giao thông thủy bộ vừa là cơ sở xuất nhập khẩu quan trọng của các tỉnh trong vùng và Tây Nguyên.

* Du lịch:

- Điều kiện phát triển: có nhiều điểm du lịch nổi tiếng:

- Tình hình phát triển:

+ Các bãi biển đẹp: Non Nước, Nha Trang, Múi Né,...

+ Các di sản: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn,...

Bãi biển Nha Trang, Đà Nẵng - Được mệnh danh là hòn ngọc của Biển Đông

5. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

- Các trung tâm kinh tế của vùng đều là các thành phố biển, có quy mô vừa và nhỏ: Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Quảng Ngãi.

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

+ Các tỉnh: Thừa Thiên - Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

+ Vai trò: tác động mạnh tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và có tầm quan trọng ở các vùng Duyên hải Nam Trung bộ, Bắc Trung bộ và Tây Nguyên.

Khu kinh tế biển Vân Phong, Khánh Hòa

Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)

Câu hỏi NB

Câu 1. Thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Chăn nuôi lợn và khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản.

B. Trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.

C. Chăn nuôi bò và trồng cây công nghiệp ngắn ngày.

D. Chăn nuôi bò và khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản.

Đáp án: D

Giải thích: Thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ là chăn nuôi bò và khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản.

Câu 2. Các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. cơ khí, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng.

B. dầu khí, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng.

C. hóa chất, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng.

D. sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, sản xuất hàng tiêu dùng.

Đáp án: A

Giải thích: Các ngành công nghiệp chủ yếu của DHNTB là điện lực (thủy điện), cơ khí, đóng tàu, chế biến lâm sản, chế biến lương thực thực phẩm và dệt may.

Câu 3. Các cánh đồng muối nổi tiếng ở Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Nha Trang và Phan Thiết.

B. Cà Ná và Sa Huỳnh.

C. Vân Phong và Cam Ranh.

D. Văn Lý và Sa Huỳnh.

Đáp án: B

Giải thích: Các cánh đồng muối nổi tiếng ở Duyên hải Nam Trung Bộ là Cà Ná và Sa Huỳnh.

Câu 4. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

A. Khánh Hòa

B. Bình Định

C. Quảng Nam

D. Quảng Ngãi

Đáp án: A

Giải thích: Các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Câu 5. Các trung tâm công nghiệp chủ yếu của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.

B. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Phan Thiết.

C. Nha Trang, Phan Thiết, Đà Nẵng.

D. Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết.

Đáp án: A

Giải thích: Các trung tâm công nghiệp chủ yếu của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.

Câu 6. Khó khăn của tài nguyên đất ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ là

A. đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.

B. diện tích đất trống, đồi núi trọc nhiều.

C. quỹ đất nông nghiệp hạn chế.

D. vùng đồng bằng độ dốc lớn.

Đáp án: C

Giải thích: Quỹ đất nông nghiệp hạn chế (do diện tích đất hẹp, đất xấu) ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu hỏi TH

Câu 7. Ngành nuôi trồng thủy hải sản ởDuyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh là do

A. có vùng biển rộng, trữ lượng thủy sản lớn.

B. vùng có nhiều hồ thủy điện và hồ thủy lợi.

C. đường biển dài, nhiều vũng vịnh, đầm phá.

D. khí hậu quanh năm nóng, ít biến động.

Đáp án: C

Giải thích: Ngành nuôi trồng thuỷ sản ở duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện phát triển mạnh là nhờ có đường biển dài với nhiều cửa sông, vũng vịnh, đầm phá.

Câu 8. Nghề làm muối ở các tỉnh ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh là do ở đây có

A. nền nhiệt cao, ít cửa sông lớn đổ ra biển.

B. nền nhiệt cao, nhiều cửa sông đổ ra biển.

C. nền nhiệt thấp, ít cửa sông lớn đổ ra biển.

D. nền nhiệt thấp, nhiều cửa sông đổ ra biển.

Đáp án: A

Giải thích:

Nghề làm muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ vì vùng có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên như:

- Vùng có khí hậu nhiệt đới nắng nóng, nhiệt độ cao quanh năm, khu vực có lượng mưa trong năm thấp (thấp nhất cả nước) nên thuận lợi cho quá trình làm muối.

- Ít cửa sông, chủ yếu các con sông ngắn nhỏ nên vùng nước ven biển có độ mặn cao hơn, địa hình ven biển rộng phẳng cũng thuận lợi để hình thành các cánh đồng muối lớn.

Câu 9. Các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn và Nha Trang được coi là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên vì

A. đây là 3 trung tâm kinh tế, công nghiệp lớn của Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. đây là các thành phố biển quan trọng của duyên hải Nam Trung Bộ.

C. có các tuyến quốc lộ ngang nối Tây Nguyên với 3 thành phố cảng biển này để thông ra biển.

D. Tây Nguyên không giáp biển, cần thông qua duyên hải Nam Trung Bộ mới có thể tiến ra biển.

Đáp án: C

Giải thích:

Các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn và Nha Trang được coi là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên vì:

- Có 3 quốc lộ đông – tây nối 3 thành phố này với Tây Nguyên là quốc lộ 14, quốc lộ 19 và quốc lộ 26.

- Ba thành phố duyên hải này cũng chính là 3 cảng biển quan trọng của vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 10. Các bãi biển thu hút đông đảo khách du lịch ở Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm.

B. Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ.

C. Non nước, Nha Trang, Mũi Né.

D. Đồ Sơn, Lăng Cô, Vũng Tàu.

Đáp án: C

Giải thích: Các bãi biển thu hút đông đảo khách du lịch ở Duyên hải Nam Trung Bộ là Non nước, Nha Trang và Mũi Né. Những bãi biển nơi đây đẹp đã được thế giới công nhận.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 28: Vùng Tây Nguyên

1 2556 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: