Lý thuyết Địa lí 9 Bài 11 (mới 2024 + Bài Tập): Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của công nghiệp

Tóm tắt lý thuyết Địa lí 9 Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của công nghiệp ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Địa lí 9 Bài 11.

1 2,372 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết Địa lí 9 Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của công nghiệp

Bài giảng Địa lí 9 Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của công nghiệp

1. Các nhân tố tự nhiên

Sơ đồ vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta

Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng quan trọng đến phát triển và phân bố sản xuất công nghiệp:

- Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, tạo cơ sở để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.

- Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

+ Khoáng sản phong phú: nhiên liệu (than, dầu khí), kim loại (sắt, thiếc,...), phi kim loại (apatit, pirit), vật liệu xây dựng (sét, đá vôi) thuận lợi phát triển công nghiệp năng lượng, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng.

+ Nguồn thủy năng có trữ lượng lớn -> phát triển thủy điện.

+ Tài nguyên đất, nước, khí hậu, sinh vật thuận lợi cho sự phát triển nông – lâm – ngư nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

-> Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng.

Nhà máy thủy điện Thác Bà – Nhà máy thủy điện đầu tiên ở nước ta

2. Các nhân tố kinh tế - xã hội

a) Dân cư và lao động

- Dân số đông -> thị trường tiêu thụ lớn; thu nhập tăng và chất luợng cuộc sống được nâng cao nên -> sức mua đang tăng lên.

- Nguồn lao động dồi dào, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật -> Điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động và công nghệ cao, thu hút đầu tư nước ngoài.

b) Cơ sở vật chất - kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng

- Trình độ công nghệ còn thấp.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ và chỉ phân bố tập trung ở một số vùng.

- Cơ sở hạ tầng, giao thông, bưu chính, điện năng đang từng bước được cải thiện.

Khu kinh tế ven biển Nhơn Hội – Các khu kinh tế ven biển và đặc khu kinh tế đang là điểm mạnh của nước ta thu hút vốn đầu tư nước ngoài

c) Chính sách phát triển công nghiệp

- Thay đổi qua các thời kì lịch sử, ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển và phân bố công nghiệp.

- Hiện nay, gắn liền với kinh tế nhiều thành phần, thu hút đầu tư trong và ngoài nước; khuyến khích đầu tư nước ngoài; đổi mới cơ chế quản lí kinh tế và chính sách kinh tế đối ngoại.

d) Thị trường

- Thị trường trong nước khá rộng lớn, nhưng đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi hàng ngoại nhập.

- Nước ta có những lợi thế nhất định trong xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển, nhưng còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng.

- Sức ép của thị trường đã và đang làm cho cơ cấu công nghiệp trở nên đa dạng, linh hoạt hơn.

Các mặt hàng xuất khẩu của nước ta ngày càng đa dạng và chất lượng tốt

Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

Câu hỏi NB

Câu 1. Khoáng sản vật liệu xây dựng ở nước ta bao gồm

A. quặng sắt, đá vôi.

B. crôm, quặng đồng.

C. than, dầu mỏ.

D. sét, đá vôi.

Đáp án: D

Giải thích: Khoáng sản vật liệu xây dựng ở nước ta bao gồm: sét, đá vôi.

Câu 2. Khoáng sản nhiên liệu của nước ta bao gồm

A. than, dầu, khí.

B. apatit, pirit, photphorit.

C. sắt, mangan, thiếc.

D. sét, đá vôi.

Đáp án: A

Giải thích: Khoáng sản nhiên liệu của nước ta bao gồm than, dầu, khí.

Câu 3. Khoáng sản phi kim loại là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp

A. năng lượng.

B. hóa chất.

C. luyện kim.

D. vật liệu xây dựng.

Đáp án: B

Giải thích: Các loại khoáng sản phi kim loại như apatit, pirit, photphorit là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp hóa chất.

Câu 4. Các loại khoáng sản nhiên liệu là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp là

A. sản xuất hàng vật liệu xây dựng.

B. chế biến thực phẩm.

C. sản xuất hàng tiêu dùng.

D. năng lượng.

Đáp án: D

Giải thích: Các loại khoáng sản nhiên liệu là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp năng lượng. Than, dầu, khí -> phát triển nhiệt điện chạy bằng than và khí.

Câu 5. Thế mạnh chính của lao động nước ta tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp là

A. số lượng đông, khả năng tiếp thu khoa học – kĩ thuật nhanh.

B.giá nhân công rẻ, có phẩm chất cần cù, thông minh.

C. đội ngũ thợ lành nghề đông, trình độ chuyên môn cao.

D. tính kỉ luật, tác phong công nghiệp chuyên nghiệp.

Đáp án: A

Giải thích: Thế mạnh chính của lao động nước ta tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp là số lượng đông, khả năng tiếp thu khoa học – kĩ thuật nhanh.

Câu 6. Các mặt hàng công nghiệp nước ta xuất sang các nước còn hạn chế về

A. mẫu mã, chất lượng.

B. giá cả, tính năng.

C. số lượng, mẫu mã.

D. số lượng, hình thức.

Đáp án: A

Giải thích: Các mặt hàng công nghiệp nước ta xuất sang các nước còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng.

Câu hỏi TH

Câu 7. Ngành nào sau đây có quan hệ chặt chẽ với công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm?

A. Công nghiệp.

B. Dịch vụ.

C. Nông nghiệp.

D. Du lịch.

Đáp án: C

Giải thích: Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm sử dụng nguyên liệu của ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Vì vậy, sự phát triển của nông – lâm – ngư nghiệp có vai trò thúc đẩy công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phát triển, mở rộng và ngược lại.

Câu 8. Việc tạo ra các thế mạnh công nghiệp khác nhau của từng vùng trên lãnh thổ nước ta là do

A. nhiều loại tài nguyên khác nhau.

B. sự phân bố của tài nguyên.

C. chính sách phát triển.

D. cơ sở vật chất – kĩ thuật.

Đáp án: B

Giải thích:

Tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng, tạo cơ sở nguyên, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa dạng. Tuy nhiên sự phân bố các tài nguyên thiên nhiên không đồng đều khắp lãnh thổ mà chỉ tập trung ở những khu vực nhất định, tạo nên các thế mạnh công nghiệp khác nhau của từng vùng trên lãnh thổ nước ta. Ví dụ:

- Trung du miền núi Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật về công nghiệp khai khoáng, công nghiệp năng lượng (than, thủy điện, nhiệt điện) nhờ nguồn năng lượng sông ngòi lớn, khoáng sản giàu có đa dạng.

- Đông Nam Bộ có thế mạnh về công nghiệp chế biến và công nghiệp dầu khí nhờ thế mạnh về nông (vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm) – lâm - ngư nghiệp, tài nguyên dầu mỏ ở thềm lục địa phía nam.

- Bắc Trung Bộ có thế mạnh về công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến nhờ thế mạnh về khoáng sản vật liệu xây dựng và nông – lâm- ngư nghiệp.

Câu 9. Nguyên nhân quan trọng nhất giúp nước ta phát triển được cơ cấu công nghiệp đa dạng là

A. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng.

B. Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh.

C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

D. Cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện.

Đáp án: A

Giải thích:

Nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng:

+ Tài nguyên khoáng sản (than, dầu khí, sắt, đồng, bô – xít,…) ->phát triển công nghiệp năng lượng, hóa chất, luyện kim, vật liệu xây dựng.

+ Nguồn thủy năng dồi dào từ sông ngòi -> phát triển ngành thủy điện.

+ Tài nguyên đất, nước, khí hậu, nguồn nước thuận lợi giúp thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển.

-> Tài nguyên thiên nhiên là nguyên nhân quan trọng nhất giúp nước ta phát triển được cơ cấu công nghiệp đa dạng.

Câu 10. Loại khoáng sản vừa là nguyên liệu vừa là nhiên liệu cho một số ngành khác là

A. Mangan, crom

B. Than đá, dầu khí

C. Apatit, pirit

D. Tất cả các loại trên.

Đáp án: B

Giải thích: Loại khoáng sản vừa là nguyên liệu vừa là nhiên liệu cho một số ngành khác là than đá, dầu khí.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp

1 2,372 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: