Lý thuyết Địa lí 9 Bài 9 (mới 2024 + Bài Tập): Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp và thủy sản

Tóm tắt lý thuyết Địa lí 9 Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp và thủy sản ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Địa lí 9 Bài 9.

1 7613 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Địa lí 9 Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp và thủy sản

Bài giảng Địa lí 9 Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp và thủy sản

1. Lâm nghiệp

a) Tài nguyên rừng

- Hiện nay, rừng bị cạn kiệt: Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng chiếm tỉ lệ thấp chỉ còn 11,6 triệu ha (2000) và 13,9 triệu ha (2013).

- Độ che phủ: 41% (2013).

- Tài nguyên rừng nước ta gồm có:

+ Rừng sản xuất: Tập trung ở miền núi thấp và trung du, cung cấp gỗ chế biến và cho xuất khẩu.

+ Rừng phòng hộ: phân bố ở đầu nguồn các con sông hoặc các vùng ven biển. Chủ yếu là rừng đầu nguồn, rừng chắn cát, có tác dụng hạn chế thiên tai, lũ lụt, chắn cát, chắn sóng,…

+ Rừng đặc dụng: các vườn quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên (Vườn quốc gia: Cúc Phương, Cát Bà, Ba Bể, Cát Tiên,…).

Vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng

b) Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp

- Cơ cấu ngành nông nghiệp: công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.

- Phân bố: gắn liền với các vùng nguyên liệu (Tây Nguyên, TDMNPB).

- Hướng phát triển: Trồng rừng; mô hình nông - lâm kết hợp.

- Để bảo vệ tài nguyên rừng cần khai thác hợp lý kết hợp với trồng mới và bảo vệ rừng.

DIỆN TÍCH RỪNG NƯỚC TA QUA MỘT SỐ NĂM (Đơn vị: nghìn ha)

2. Ngành thủy sản

Có ý nghĩa to lớn về kinh tế - xã hội và góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển của nước ta.

a) Nguồn lợi thủy sản

- Thuận lợi:

+ Nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên khá thuận lợi để phát triển ngành khai thác thủy sản với 4 ngư trường lớn: Cà Mau – Kiên Giang; Ninh Thuận – Bình Thuận; Hải Phòng – Quảng Ninh; Trường Sa – Hoàng Sa.

+ Vùng biển rộng, nhiều sông suối, vũng vịnh, bãi triều đầm phá là điều kiện để nước ta phát triển hoạt động nuôi trồng thủy sản.

+ Nước ta còn có nhiều sông, hồ,… có thể nuôi cá, tôm nước ngọt.

- Khó khăn:

+ Ảnh hưởng của thiên tai như bão, gió mùa đông bắc.

+ Nhiều vùng biển bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản suy giảm.

+ Quy mô ngành thủy sản còn nhỏ, thiếu vốn đầu tư.

Phương tiện và ngư cụ đánh bắt hải sản gần bờ của ngư dân

b) Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN (Đơn vị: nghìn tấn)

- Khai thác thủy sản:

+ Sản lượng tăng khá nhanh, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu ngành thủy sản. Nguyên nhân do tăng số lượng tàu thuyền và công suất tàu.

+ Phát triển nhất ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Các tỉnh dẫn đầu là Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.

- Nuôi trồng thủy sản:

+ Sản lượng tăng nhanh, tỉ trọng nhỏ hơn khai thác trong cơ cấu ngành thủy sản.

+ Phát triển nhanh, đặc biệt là nuôi tôm, cá; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Các tỉnh dẫn đầu là Cà Mau, An Giang, Bến Tre.

- Nuôi trồng thủy sản có tốc độ tăng nhanh hơn khai thác.

- Hiện nay, sản xuất thủy sản phát triển mạnh mẽ, xuất khẩu thủy sản tăng vượt bậc, thị trường mở rộng.

Nuôi trồng thủy, hải sản ở nước ta đang phát triển rất mạnh và nhanh

Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thuỷ sản

Câu hỏi NB

Câu 1. Loại rừng nào dưới đây thuộc rừng sản xuất?

A. Các dải rừng ngập mặn ven biển.

B. Khu dự trữ thiên nhiên.

C. Rừng gỗ thông nhựa.

D. Các vườn quốc gia.

Đáp án: C

Giải thích: Rừng sản xuất chủ yếu ở miền núi thấp và trung du, có vai trò cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Rừng thông nhựa cung cấp mủ (nhựa) thông cho công nghiệp chế biến nên thuộc rừng sản xuất.

Câu 2. Vai trò quan trọng nhất của rừng phòng hộ là

A. cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến.

B. đem lại mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

C. hạn chế thiên tai, lũ lụt; chắn cát, chắn sóng ven biển.

D. tạo việc làm, đem lại thu nhập cho người dân.

Đáp án: C

Giải thích: Rừng phòng hộ phân bố ở đầu nguồn các con sông hoặc các vùng ven biển có tác dụng hạn chế thiên tai, lũ lụt, chắn cát, chắn sóng…

Câu 3. Loại rừng nào có thế tiến hành khai thác gỗ đi đôi với trồng mới?

A. Rừng sản xuất.

B. Rừng phòng hộ.

C. Rừng đặc dụng.

D. Tất cả các loại rừng trên.

Đáp án: A

Giải thích: Loại rừng có thế tiến hành khai thác gỗ đi đôi với trồng mới rừng sản xuất.

Câu 4. Nước ta gồm những loại rừng nào?

A. Rừng sản xuất, rừng sinh thái và rừng phòng hộ

B. Rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh và rừng đặc dụng

C. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất

D. Rừng sản xuất, rừng quốc gia và rừng phòng hộ

Đáp án: C

Giải thích: Nước ta gồm những loại rừng: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất

Câu 5. Ở nước ta, vùng nào có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn?

A. Vùng biển ven các đảo, vũng vịnh.

B. Bãi triều, đầm phá ven biển.

C. Sông, suối, ao, hồ.

D. Khu vực rừng ngập mặn.

Đáp án: A

Giải thích: Ở nước ta, vùng ven các đảo, vũng, vịnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn.

Câu 6. Ngành nuôi trồng thủy sản nước ta phát triển nhanh, đặc biệt là tôm, cá đã góp phần

A. đẩy nhanh quá trình đô thị hóa.

B. nâng cao đời sống dân cư vùng núi.

C. chuyển dịch cơ cấu nông thôn.

D. giảm tỉ lệ thất nghiệp cho lao động thành thị.

Đáp án: C

Giải thích: Ngành nuôi trồng thủy sản nước ta phát triển nhanh, đặc biệt là tôm, cá đã góp phần chuyển dịch cơ cấu nông thôn.

Câu hỏi TH

Câu 7. Khó khăn do thiên nhiên gây ra cho nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản là

A. dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá và các dải rừng ngập mặn.

B. phương tiện tàu thuyền còn lạc hậu.

C. vùng biển thường xuyên xảy ra bão.

D. đường bờ biển kéo dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng.

Đáp án: D

Giải thích:

- Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá và các dải rừng ngập mặn và đường bờ biển kéo dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản -> A, D sai.

- Phương tiện tàu thuyền còn lạc hậu là khó khăn về mặt kinh tế - xã hội -> B sai.

- Vùng biển nước ta hàng năm có 9 - 10 cơn bão xuất hiện gây ra khó khăn trong việc khai thác và nuôi trồng -> C đúng.

Câu 8. Thủy sản là ngành kinh tế quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng ven biển và an ninh quốc phòng của cả nước, vì

A. vùng biển nước ta rộng lớn, nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng.

B. nhu cầu về tài nguyên thủy sản lớn và phổ biến trong bữa ăn hằng ngày.

C. có 28/63 tỉnh (thành phố) giáp biển; vùng biển rộng, có nhiều ngư trường, bãi tôm cá ven các đảo và quần đảo.

D. sản lượng thủy sản lớn và đang có xu hướng tăng lên.

Đáp án: C

Giải thích:

Thủy sản là ngành kinh tế quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội đối với các vùng ven biển và vấn đề an ninh quốc phòng của nước ta vì:

- Nước ta có đường bờ biển dài, với 28/63 tỉnh (thành phố) giáp biển, vùng biển rộng lớn và giàu có -> thuận lợi cho phát triển thủy sản. Do vậy ngành thủy sản đóng góp rất lớn trong cơ cấu kinh tế của các vùng ven biển nước ta.

- Với 28/63 tỉnh (thành phố) giáp biển, dân cư nước ta lại tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng ven biển, vì vậy thủy sản là ngành kinh tế chủ đảo và là nguồn thu nhập quan trọng của ngư dân vùng ven biển nước ta, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

- Vùng biển nước ta có hàng nghìn hòn đảo và quần đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa đồng thời là hai ngư trường lớn, ven các đảo có nhiều bãi tôm bãi cá -> hoạt động đánh bắt xa bờ phát triển, góp phần khẳng định chủ quyền lãnh thổ nước ta trên vùng biển ngoài khơi xa, bảo vệ biên giới trên biển.

=> Như vậy, thủy sản là ngành kinh tế quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng ven biển và an ninh quốc phòng của cả nước

Câu 9. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác thủy sản ở nước ta là

A. Kiên Giang, Quảng Ninh, Cà Mau.

B. Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang.

C. Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Quảng Ninh.

D. Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Cà Mau.

Đáp án: D

Giải thích: Các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Thuận là các tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác thủy sản.

Câu 10. Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng thủy sản nuôi trồng là

A. Sóc Trăng, Trà Vinh.

B. Kiên Giang, Quảng Ngãi.

C. Cần Thơ, Long An.

D. An Giang, Bến Tre.

Đáp án: D

Giải thích: Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng thủy sản nuôi trồng là An Giang, Bến Tre.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của công nghiệp

1 7613 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: