Lý thuyết Đoạn mạch nối tiếp (mới 2024 + Bài Tập) - Vật lí 9

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 9 Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 9 Bài 4.

1 2558 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Vật lí 9 Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp

Đoạn mạch mắc nối tiếp là đoạn mạch trong đó giữa các thiết bị điện chỉ có duy nhất một điểm nối chung.

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp (ảnh 1)

1. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp

Xét đoạn mạch gồm các điện trở R1, R2, …, Rn mắc nối tiếp với nhau ta có:

- Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng cường độ dòng điện chạy qua từng điện trở:

IAB=I1=I2=......=In

- Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần:

UAB=U1+U2+......+Un

- Trong đó:

+ R1, R2,..., Rn là các điện trở;

+ UAB là hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch;

+ U1, U2,..., Un lần lượt là hiệu điện thế trên mỗi điện trở;

+ I1, I2,..., In lần lượt là cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở;

+ IAB là cường độ dòng điện qua mạch chính.

Chú ý: Trong đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó:

U1R1=U2R2=....=UnRn

2. Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp

- Điện trở tương đương (R) của một đoạn mạch gồm các điện trở là điện trở có thể thay thế cho đoạn mạch đó, sao cho với cùng một hiệu điện thế thì cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch vẫn có giá trị như trước.

Ví dụ: R1 và R2 mắc nối tiếp có thể thay thế thành R12.

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp (ảnh 1)

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp (ảnh 1)

- Điện trở tương đương của đoạn mạch bằng tổng các điện trở thành phần.

Trong đoạn mạch gồm n điện trở mắc nối tiếp: R = R1 + R2 +...+ Rn

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

1 2558 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: