Lý thuyết Bài tập quang hình học (mới 2024 + Bài Tập) - Vật lí 9

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 9 Bài 51: Bài tập quang hình học ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 9 Bài 51.

1 1798 lượt xem


Lý thuyết Vật lí 9 Bài 51: Bài tập quang hình học

1. Tóm tắt lí thuyết

Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

Trong đó:

+ f là tiêu cự của thấu kính.

+ d là khoảng cách từ vị trí của vật đến thấu kính.

+ d’ là khoảng cách từ vị trí của ảnh đến thấu kính.

2. Cách dựng ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

a. Cách dựng ảnh của điểm sáng S tạo bởi thấu kính hội tụ

- Từ S ta dựng hai tia (trong ba tia đặc biệt) đến thấu kính, sau đó vẽ hai tia ló ra khỏi thấu kính.

- Nếu hai tia ló cắt nhau thực sự thì giao điểm cắt nhau đó chính là ảnh thật S’ của S, nếu hai tia ló không cắt nhau thực sự mà có đường kéo dài của chúng cắt nhau, thì giao điểm cắt nhau đó chính là ảnh ảo S’ của S qua thấu kính.

b) Dựng ảnh của vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụ

- Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính (AB vuông góc với thấu kính, A nằm trên trục chính) ta làm như sau:

+ Dựng ảnh B’ của B bằng hai trong ba tia sáng đặc biệt.

+ Từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính ta có ảnh A’ của A.

- Chú ý: Khi dựng ảnh, ảnh ảo và đường kéo dài của tia sáng được vẽ bằng nét đứt.

3. Cách dựng ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì

- Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính (AB vuông góc với thấu kính, A nằm trên trục chính) ta làm như sau:

+ Dựng ảnh B’ của B bằng hai tia sáng đặc biệt.

+ Từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính ta có ảnh A’ của A.

- Chú ý: Khi dựng ảnh, ảnh ảo và đường kéo dài của tia sáng được vẽ bằng nét đứt.

Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 51: Bài tập quang hình học

Câu 1: Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi

A. góc tới bằng 0.

B. góc tới bằng góc khúc xạ.

C. góc tới lớn hơn góc khúc xạ.

D. góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Đáp án: A

Giải thích: Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi góc tới bằng 0.

Câu 2: Kính lúp có độ bội giác G = 5x, tiêu cự f của kính lúp đó là

A. 5cm.

B. 10cm.

C. 20cm.

D. 30cm

Đáp án: A

Giải thích:

Theo công thức ta có: G=25ff=25G=255=5cm

Câu 3: Khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, nhận định nào sau đây là đúng?

A. Góc khúc xạ bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới.

B. Góc khúc xạ bao giờ cũng lớn hơn góc tới.

C. Góc khúc xạ bao giờ cũng bằng góc tới.

D. Tuỳ từng môi trường tới và môi trường khúc xạ mà góc tới hay góc khúc xạ sẽ lớn hơn.

Đáp án: D

Giải thích: Khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng thì tuỳ từng môi trường tới và môi trường khúc xạ mà góc tới hay góc khúc xạ sẽ lớn hơn.

Câu 4: Nhận định nào không đúng? Quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta sẽ nhìn thấy

A. ảnh cùng chiều với vật.

B. ảnh lớn hơn vật.

C. ảnh ảo.

D. ảnh thật lớn hơn vật.

Đáp án: D

Giải thích: Quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta sẽ nhìn thấy ảnh ảo, lớn hơn vật, cùng chiều với vật.

Câu 5: Mắt của bạn Đông không thể nhìn rõ các vật ở xa mắt hơn 50cm. Để khắc phục bạn ấy cần

A. đeo sát mắt một thấu kính hội tụ có tiêu cự 50cm.

B. đeo sát mắt một thấu kính phân kỳ có tiêu cự 50cm.

C. không cần đeo kính.

D. đeo kính hội tụ khi nhìn gần và đeo kính phân kỳ khi nhìn xa.

Đáp án: B

Giải thích:

Mắt của bạn Đông không thể nhìn rõ các vật ở xa mắt hơn 50cm

Bạn Đông bị cận thị, cần đeo thấu kính phân kỳ có tiêu cự trùng với khoảng cực viễn 50 cm.

Câu 6: Mắt cận có điểm cực viễn

A. ở rất xa mắt.

B. xa mắt hơn điểm cực viễn của mắt bình thường.

C. gần mắt hơn điểm cực viễn của mắt bình thường.

D. xa mắt hơn điểm cực viễn của mắt lão.

Đáp án: C

Giải thích: Mắt cận có điểm cực viễn gần mắt hơn điểm cực viễn của mắt bình thường.

Câu 7: Khoảng cách nào sau đây được coi là khoảng nhìn thấy rõ của mắt?

A. Khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn.

B. Khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận.

C. Khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.

D. Cả A, B, C đều sai.

Đáp án: D

Giải thích: Khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn được coi là khoảng nhìn thấy rõ của mắt.

Câu 8: Một người viễn thị có khoảng cực cận bằng 1,2m, muốn đọc một quyển sách đặt cách mắt 30cm. Tính độ tụ của thấu kính phải đeo (mắt đặt sát thấu kính)?

A. 2dp.

B. 3dp.

C. 2,5dp.

D. 3,5dp.

Đáp án: C

Giải thích:

Đối với kính phải đeo thì sách là vật (d = 30cm) có ảnh ảo tại điểm cực cận, nghĩa là d′= −1,2m = −120cm.

Tiêu cự của kính: f=d.d'd+d'=30.12030120=40cm

Độ tụ của kính là: D=1f=140=2,5dp

Câu 9: Trên hai kính lúp lần lượt có ghi “2x” và “3x” thì

A. Cả hai kính lúp có ghi “2x” và “3x” có tiêu cự bằng nhau.

B. Kính lúp có ghi “3x” có tiêu cự lớn hơn kính lúp có ghi “2x”.

C. Kính lúp có ghi “2x” có tiêu cự lớn hơn kính lúp có ghi “3x”.

D. Không thể khẳng định được tiêu cự của kính lúp nào lớn hơn.

Đáp án: C

Giải thích: Trên hai kính lúp lần lượt có ghi “2x” và “3x” thì kính lúp có ghi “2x” có tiêu cự lớn hơn kính lúp có ghi “3x” vì G=25ff càng lớn thì G càng nhỏ.

Câu 10: Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp?

A. Thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm.

B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 50 cm.

C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50 cm.

D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm.

Đáp án: D

Giải thích:

Thấu kính làm kính lúp là thấu kính hội tụ có tác dụng phóng to ảnh của vật

có thể sử dụng thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm vì

G=25f=2510=2,5x

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu

Lý thuyết Bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng

Lý thuyết Bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu

Lý thuyết Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu

Lý thuyết Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng

1 1798 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: