Lý thuyết Điện gió - Điện mặt trời - Điện hạt nhân (mới 2024 + Bài Tập) - Vật lí 9
Tóm tắt lý thuyết Vật lí 9 Bài 62: Điện gió - Điện mặt trời - Điện hạt nhân ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 9 Bài 62.
Lý thuyết Vật lí 9 Bài 62: Điện gió - Điện mặt trời - Điện hạt nhân
Bài giảng Vật lí 9 Bài 62: Điện gió - Điện mặt trời - Điện hạt nhân
1. Máy phát điện gió
- Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển của Trái Đất.
- Cánh quạt gắn với trục quay của rôto của máy phát điện. Stato là các cuộn dây điện.
- Gió thổi truyền cho cánh quạt một cơ năng ⇒ Cánh quạt quay kéo theo rôto ⇒ Rôto và stato biến đổi cơ năng thành điện năng.
2. Pin Mặt Trời
- Pin Mặt Trời là những tấm phẳng làm bằng chất silic.
- Pin Mặt Trời là thiết bị giúp chuyển hóa trực tiếp năng lượng ánh sáng Mặt Trời thành năng lượng điện (điện năng) dựa trên hiệu ứng quang điện.
- Những pin Mặt Trời nhỏ được đặt trong các đồng hồ đeo tay hay máy tính bỏ túi, laptop...
- Những pin Mặt Trời lớn thường có kèm theo một acquy. Ban ngày pin Mặt Trời nạp điện cho acquy để ban đêm sử dụng.
3. Nhà máy điện hạt nhân
- Cấu tạo:
+ Lò phản ứng
+ Nồi hơi
+ Tuabin
+ Máy phát điện
+ Tháp làm lạnh
+ Tường bảo vệ
- Nhà máy điện hạt nhân có thể cho công suất rất lớn và tốn ít nhiên liệu, nhưng nhà máy cần có thiết bị bảo vệ rất cẩn thận để ngăn các tia phóng xạ có thể gây nguy hiểm chết người.
4. Sử dụng tiết kiệm điện năng
- Hạn chế sử dụng điện trong các giờ cao điểm.
- Tắt khi không sử dụng và rút nguồn khi không dùng thiết bị trong một thời gian dài.
- Chọn thiết bị có tính năng tiết kiệm điện.
Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 62: Điện gió – Điện mặt trời – Điện hạt nhân
Câu 1. Điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của điện gió?
A. Không gây ô nhiễm môi trường.
B. Không tốn nhiên liệu.
C. Thiết bị gọn nhẹ.
D. Có công suất rất lớn.
Đáp án: C
Giải thích:
Ưu điểm của điện gió:
- Không gây ô nhiễm môi trường.
- Không tốn nhiên liệu.
- Có công suất rất lớn.
Câu 2. Vì sao điện năng lại được sử dụng rộng rãi trong thực tế?
A. Vì điện năng dễ biến đổi thành các dạng năng lượng khác.
B. Vì điện năng dễ sản xuất và truyền tải.
C. Vì điện năng được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp hiện đại như tự động hóa, viễn thông, công nghệ thông tin.
D. Vì tất cả các lí do trên.
Đáp án: D
Giải thích:
Điện năng lại được sử dụng rộng rãi trong thực tế, vì:
- điện năng dễ biến đổi thành các dạng năng lượng khác.
- điện năng dễ sản xuất và truyền tải.
- điện năng được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp hiện đại như tự động hóa, viễn thông, công nghệ thông tin.
Câu 3. Hiệu suất pin mặt trời là 10%. Điều này có nghĩa: Nếu pin nhận được
A. điện năng là 100J thì sẽ tạo ra quang năng là 10J.
B. năng lượng mặt trời là 100J thì sẽ tạo ra điện năng là 10J.
C. điện năng là 10J thì sẽ tạo ra quang năng là 100J.
D. năng lượng mặt trời là 10J thì sẽ tạo ra điện năng là 100J.
Đáp án: B
Giải thích: Hiệu suất pin mặt trời là 10%. Điều này có nghĩa: Nếu pin nhận được năng lượng mặt trời là 100J thì sẽ tạo ra điện năng là 10J.
Câu 4. Nói hiệu suất động cơ điện là 97%. Điều này có nghĩa là 97% điện năng đã sử dụng được chuyển hóa thành
A. cơ năng.
B. nhiệt năng.
C. cơ năng và nhiệt năng.
D. cơ năng và năng lượng khác.
Đáp án: A
Giải thích: Nói hiệu suất động cơ điện là 97%. Điều này có nghĩa là 97% điện năng đã sử dụng được chuyển hóa thành cơ năng.
Câu 5. Quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy điện hạt nhân là:
A. Năng lượng hạt nhân – Cơ năng – Điện năng.
B. Năng lượng hạt nhân – Cơ năng – Nhiệt năng – Điện năng.
C. Năng lượng hạt nhân – Thế năng – Điện năng.
D. Năng lượng hạt nhân – Nhiệt năng - Cơ năng – Điện năng.
Đáp án: D
Giải thích: Quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy điện hạt nhân là: Năng lượng hạt nhân – Nhiệt năng - Cơ năng – Điện năng.
Câu 6. Trong các cách sản xuất điện năng sau đây, cách nào không sử dụng máy phát điện xoay chiều?
A. Thủy điện.
B. Điện gió.
C. Nhiệt điện.
D. Điện Mặt Trời.
Đáp án: D
Giải thích:
A, B, C đều sử dụng máy phát điện xoay chiều.
D vì nguồn điện từ năng lượng Mặt Trời qua tấm pin tạo ra là điện một chiều.
Câu 7. Quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy điện gió là:
A. Năng lượng gió – Cơ năng – Điện năng.
B. Năng lượng gió – Nhiệt năng – Cơ năng – Điện năng.
C. Năng lượng gió – Hóa năng- Cơ năng – Điện năng.
D. Năng lượng gió – Quang năng – Điện năng.
Đáp án: A
Giải thích: Quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy điện gió là: Năng lượng gió – Cơ năng – Điện năng.
Câu 8. Nguồn phát điện gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là
A. nhà máy phát điện gió.
B. pin mặt trời.
C. nhà máy thuỷ điện.
D. nhà máy nhiệt điện.
Đáp án: C
Giải thích: Nguồn phát điện gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất là nhà máy nhiệt điện.
Câu 9. Trong máy phát điện, điện năng thu được bao giờ cũng có giá trị nhỏ hơn cơ năng cung cấp cho máy. Vì sao?
A. Vì một đơn vị điện năng lớn hơn một đơn vị cơ năng.
B. Vì một phần cơ năng đã biến thành dạng năng lượng khác ngoài điện năng.
C. Vì một phần cơ năng đã tự biến mất.
D. Vì chất lượng điện năng cao hơn chất lượng cơ năng.
Đáp án: B
Giải thích: Vì một phần cơ năng đã biến thành dạng năng lượng khác ngoài điện năng.
Câu 10. Trong các nhà máy phát điện, nhà máy phát điện nào có công suất phát điện không ổn định nhất?
A. Nhà máy nhiệt điện đốt than.
B. Nhà máy điện gió.
C. Nhà máy điện nguyên tử.
D. Nhà máy thủy điện.
Đáp án: B
Giải thích: Nhà máy điện gió có công suất không ổn định vì phụ thuộc vào thời tiết.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng
Lý thuyết Tổng kết chương 3: Quang Học
Lý thuyết Bài 59: Năng lượng và sự chuyển hoá năng lượng
Lý thuyết Bài 60: Định luật bảo toàn năng lượng
Lý thuyết Bài 61: Sản xuất điện năng - nhiệt điện và thuỷ điện
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 9 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 9
- Giải sbt Hóa học 9
- Giải vở bài tập Hóa học 9
- Lý thuyết Hóa học 9
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 9
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn 9 (sách mới)
- Soạn văn 9 (ngắn nhất)
- Văn mẫu 9 (sách mới) | Để học tốt Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 9 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 9 (sách mới) | Giải bài tập Toán 9 Tập 1, Tập 2
- Giải sbt Toán 9
- Lý thuyết Toán 9
- Các dạng bài tập Toán lớp 9
- Giáo án Toán lớp 9 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 9 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 9 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (sách mới) | Để học tốt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Sinh học 9 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 9
- Giải vở bài tập Sinh học 9
- Lý thuyết Sinh học 9
- Giải sbt Sinh học 9
- Giải sgk Địa Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 9
- Lý thuyết Địa Lí 9
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 9
- Giải sgk Tin học 9 (sách mới) | Giải bài tập Tin học 9
- Lý thuyết Tin học 9
- Lý thuyết Giáo dục công dân 9
- Giải vở bài tập Lịch sử 9
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 9
- Lý thuyết Lịch sử 9
- Lý thuyết Công nghệ 9