Lý thuyết Sự trộn các ánh sáng màu (mới 2024 + Bài Tập) - Vật lí 9

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 9 Bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 9 Bài 54.

1 1437 lượt xem


Lý thuyết Vật lí 9 Bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu

Bài giảng Vật lí 9 Bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu

1. Thế nào là trộn các ánh sáng màu với nhau

- Có thể trộn hai hay nhiều ánh sáng màu với nhau bằng cách chiếu đồng thời các chùm ánh sáng đó vào cùng một chỗ trên một màn ảnh màu trắng hoặc chiếu đồng thời các chùm sáng đó trực tiếp vào mắt (các chùm sáng này phải rất yếu). Màu của màn ảnh ở chỗ đó hay trên màng lưới của mắt là màu mà ta thu được khi trộn các ánh sáng màu nói trên với nhau.

2. Trộn hai ánh sáng màu với nhau

Khi trộn hai ánh sáng màu với nhau ta được ánh sáng màu khác. Khi hoàn toàn không có ánh sáng thì ta thấy tối, tức là thấy màu đen.

Ví dụ:

+ Khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lục thì được ánh sáng màu vàng.

+ Khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lam thì được ánh sáng màu tím.

+ Khi trộn ánh sáng màu lục với ánh sáng màu lam thì được ánh sáng màu xanh da trời.

3. Trộn ba ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng trắng

- Trộn các ánh sáng đỏ, lục và lam với nhau một cách thích hợp để được ánh sáng trắng. Hay trộn ánh sáng màu đỏ cánh sen, màu vàng và màu lam ta cũng được ánh sáng trắng. Tuy nhiên, các ánh sáng trắng nói trên có khác nhau chút ít và khác với ánh sáng trắng của các ngọn đèn hoặc Mặt Trời phát ra.

- Trộn các ánh sáng có màu từ đỏ đến tím với nhau cũng sẽ được ánh sáng trắng.

Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu

Câu 1. Để trộn các ánh sáng màu ta có thể làm cách nào sau đây?

A. Chiếu một chùm ánh sáng lục vào một tấm bìa màu tím.

B. Chiếu một chùm ánh sáng lục vào một tấm kính lọc màu tím.

C. Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một kính lọc màu lục, rồi sau đó qua kính lọc màu tím.

D. Chiếu một chùm ánh sáng lục và một chùm sáng tím vào một tờ giấy trắng.

Đáp án: D

Giải thích: A, B, C là cách làm tạo ra các ánh sáng màu khác nhau.

Câu 2. Dùng hai ánh sáng có màu sắc khác nhau trộn lại với nhau. Ánh sáng thu được:

A. có màu giống một trong hai màu ban đầu.

B. có màu hoàn toàn khác hai màu ban đầu.

C. có màu tùy thuộc vào tỉ lệ pha trộn hai màu ban đầu.

D. cả B và C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Dùng hai ánh sáng có màu sắc khác nhau trộn lại với nhau. Ánh sáng thu được:

- có màu hoàn toàn khác hai màu ban đầu.

- có màu tùy thuộc vào tỉ lệ pha trộn hai màu ban đầu.

Câu 3. Khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lam với cùng tỉ lệ về cường độ ta thu được ánh sáng màu:

A. tím.

B. vàng.

C. lục.

D. xanh da trời.

Đáp án: A

Giải thích: Khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lam với cùng tỉ lệ về cường độ ta thu được ánh sáng màu tím.

Câu 4. Khi trộn ánh sáng màu lam với ánh sáng màu lục với cùng tỉ lệ về cường độ ta thu được ánh sáng màu:

A. tím.

B. vàng.

C. lục.

D. xanh da trời.

Đáp án: D

Giải thích: Khi trộn ánh sáng màu lam với ánh sáng màu lục với cùng tỉ lệ về cường độ ta thu được ánh sáng màu xanh da trời.

Câu 5. Khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu vàng ta thu được ánh sáng màu:

A. tím.

B. da cam.

C. lục.

D. xanh da trời.

Đáp án: B

Giải thích: Khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu vàng ta thu được ánh sáng màu da cam.

Câu 6. Khi trộn ánh sáng màu đỏ, ánh sáng màu lam và ánh sáng màu lục với cùng tỉ lệ ta thu được ánh sáng màu:

A. tím.

B. trắng.

C. vàng.

D. xanh da trời.

Đáp án: B

Giải thích: Khi trộn ánh sáng màu đỏ, ánh sáng màu lam và ánh sáng màu lục với cùng tỉ lệ ta thu được ánh sáng màu trắng.

Câu 7. Chiếu chùm ánh sáng màu tím qua một kính lọc màu đỏ, chùm tia ló có màu:

A. đỏ.

B. vàng.

C. tím.

D. không có chùm tia ló.

Đáp án: D

Giải thích: Chiếu chùm ánh sáng màu tím qua một kính lọc màu đỏ thì không có chùm tia ló (tối).

Câu 8. Chiếu chùm ánh sáng màu lục qua một kính lọc màu lục, chùm tia ló có màu:

A. lam.

B. tím.

C. lục.

D. không có chùm tia ló.

Đáp án: C

Giải thích: Chiếu chùm ánh sáng màu lục qua một kính lọc màu lục, chùm tia ló có màu lục.

Câu 9. Chiếu chùm ánh sáng màu vàng qua một kính lọc màu xanh lam, chùm tia ló có màu:

A. đỏ.

B. tím.

C. vàng.

D. không có chùm tia ló.

Đáp án: D

Giải thích: Chiếu chùm ánh sáng màu vàng qua một kính lọc màu xanh lam, chùm tia ló có màu không có chùm tia ló (tối).

Câu 10. Trong cách làm nào dưới đây sẽ có sự trộn các ánh sáng màu?

A. Chiếu một chùm ánh sáng đỏ vào một tấm bìa màu vàng.

B. Chiếu một chùm ánh sáng đỏ qua một tấm kính lọc màu vàng.

C. Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một kính lọc màu đỏ và sau đó qua kính lọc màu vàng.

D. Chiếu một chùm ánh sáng đỏ và một chùm ánh sáng vàng vào một tờ giấy trắng.

Đáp án: D

Giải thích:

A sai vì là trường hượp nhìn vật dưới ánh sáng màu.

B, C là trường hợp tạo ra ánh sáng màu.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu

Lý thuyết Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng

Lý thuyết Tổng kết chương 3: Quang Học

Lý thuyết Bài 59: Năng lượng và sự chuyển hoá năng lượng

Lý thuyết Bài 60: Định luật bảo toàn năng lượng

1 1437 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: