Lý thuyết Nam châm vĩnh cửu (mới 2024 + Bài Tập) - Vật lí 9

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 9 Bài 21.

1 1834 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Vật lí 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu

1. Từ tính của nam châm

- Bình thường, kim (hoặc) thanh nam châm tự do, khi đã đứng cân bằng luôn chỉ hướng Nam – Bắc. Một cực của nam châm (còn gọi là từ cực) luôn chỉ hướng Bắc được gọi là cực Bắc, còn cực kia luôn chỉ hướng Nam được gọi là cực Nam.

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu (ảnh 1)

- Người ta sơn các màu khác nhau để phân biệt các từ cực của nam châm, màu đỏ là cực N (cực Bắc), màu xanh hoặc trắng là cực S (cực Nam). Nhiều khi trên nam châm có ghi chữ N chỉ cực Bắc, chữ S chỉ cực Nam.

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu (ảnh 1)

- Nam châm hút được sắt, thép, niken, cooban, gađôlini, … các kim loại này là những vật liệu từ.

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu (ảnh 1)

II. Tương tác giữa hai nam châm

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu (ảnh 1)

Khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau:

+ hút nhau khi các cực khác tên

+ đẩy nhau khi các cực cùng tên

III. Vận dụng

- Người ta dùng la bàn để xác định hướng Bắc, Nam trên mặt đất cũng như trên biển.

- Cấu tạo một chiếc la bàn gồm: Kim nam châm đặt lên trên trụ xoay được thiết kế theo dạng hình lá dẹt, mỏng, nhẹ, có từ tính và có một đầu được sơn đỏ để chỉ hướng bắc và đầu còn lại để chỉ hướng Nam được sơn trắng (hoặc xanh).

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu (ảnh 1)

1 1834 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: