Lý thuyết Ứng dụng của nam châm (mới 2024 + Bài Tập) - Vật lí 9
Tóm tắt lý thuyết Vật lí 9 Bài 26: Ứng dụng của nam châm ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 9 Bài 26.
Nam châm được ứng dụng rộng rãi trong thực tế, như đứợc dùng chế tạo loa điện, rơle điện từ, chuông báo động và nhiều thiết bị tự động khác.
I. Loa điện
1. Nguyên tắc hoạt động của loa điện
- Loa điện hoạt động dựa vào tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua.
+ Khi có dòng điện chạy qua, ống dây chuyển động.
+ Khi cường độ dòng điện thay đổi, ống dây dịch chuyển dọc theo khe hở giữa hai cực của nam châm.
2. Cấu tạo của loa điện
- Bộ phận chính của loa điện gồm:
+ một ống dây L được đặt trong từ trường của một nam châm mạnh E.
+ một đầu của ống dây được gắn chặt với màng loa M.
- Ống dây có thể dao động dọc theo khe nhỏ giữa hai từ cực của nam châm.
- Trong loa điện, khi có dòng điện có cường độ thay đổi (theo biên độ và tần số của âm thanh) được truyền từ micrô qua bộ phận tăng âm đến ống dây thì ống dây dao động.
Loa điện biến dao động điện thành dao động từ.
II. Rơle điện từ
1. Cấu tạo và hoạt động của rơle điện từ
- Rơle điện từ là một thiết bị tự động đóng, ngắt mạch điện, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện.
- Cấu tạo: Bộ phận chủ yếu gồm một nam châm điện và một thanh sắt non
- Khi đóng công tắc K để dòng điện chạy vào trong mạch điện thì bóng đèn sáng, vì:
+ Khi trong mạch 1 có dòng điện thì nam châm điện hút thanh sắt và đóng mạch điện 2.
+ Lúc đó có dòng điện qua bóng đèn ở mạch điện 2 nên bóng đèn sáng.
2. Ví dụ về ứng dụng của rơle điện từ: Chuông báo động
- Hệ thống chuông báo động sử dụng nam châm, có bộ phận chính là:
+ hai miếng kim loại của công tắc K,
+ chuông điện C,
+ nguồn điện P,
+ rơle điện từ có nam châm điện N
+ miếng sắt non S.
- Khi đóng cửa, mạch điện 1 kín, có dòng điện qua nam châm điện N. Nam châm sẽ hút được miếng sắt non S => mạch điện 2 bị ngắt => chuông sẽ không kêu.
- Chuông kêu vì cửa mở đã làm mạch điện 1 hở, nam châm điện mất hết từ tính, sẽ nhả miếng sắt non làm miếng sắt rơi xuống và tự động đóng mạch điện 2 => có dòng điện chạy qua chuông làm chuông kêu.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 9 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 9
- Giải sbt Hóa học 9
- Giải vở bài tập Hóa học 9
- Lý thuyết Hóa học 9
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 9
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn 9 (sách mới)
- Soạn văn 9 (ngắn nhất)
- Văn mẫu 9 (sách mới) | Để học tốt Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 9 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 9 (sách mới) | Giải bài tập Toán 9 Tập 1, Tập 2
- Giải sbt Toán 9
- Lý thuyết Toán 9
- Các dạng bài tập Toán lớp 9
- Giáo án Toán lớp 9 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 9 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 9 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (sách mới) | Để học tốt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Sinh học 9 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 9
- Giải vở bài tập Sinh học 9
- Lý thuyết Sinh học 9
- Giải sbt Sinh học 9
- Giải sgk Địa Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 9
- Lý thuyết Địa Lí 9
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 9
- Giải sgk Tin học 9 (sách mới) | Giải bài tập Tin học 9
- Lý thuyết Tin học 9
- Lý thuyết Giáo dục công dân 9
- Giải vở bài tập Lịch sử 9
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 9
- Lý thuyết Lịch sử 9
- Lý thuyết Công nghệ 9