Lý thuyết Dòng điện xoay chiều (mới 2024 + Bài Tập) - Vật lí 9

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 9 Bài 33: Dòng điện xoay chiều ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 9 Bài 33.

1 2,689 21/12/2023


Lý thuyết Vật lí 9 Bài 33: Dòng điện xoay chiều

Bài giảng Vật lí 9 Bài 33: Dòng điện xoay chiều

1. Chiều của dòng điện cảm ứng

- Dòng điện cảm ứng trong dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.

- Nếu liên tục lần lượt đưa nam châm vào và kéo nam châm ra khỏi cuộn dây dẫn kín thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây cũng luân phiên đổi chiều.

⇒ Dòng điện luân phiên đổi chiều được gọi là dòng điện xoay chiều.

2. Cách tạo ra dòng điện xoay chiều

Có 2 cách tạo ra dòng điện xoay chiều:

- Cách 1: Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín

- Cách 2: Cho cuộn dây quay trong từ trường

Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 33: Dòng điện xoay chiều

Câu 1. Dòng điện xoay chiều là

A. dòng điện không đổi.

B. dòng điện có một chiều cố định.

C. dòng điện luân phiên đổi chiều.

D. dòng diện có chiều từ trái qua phải.

Đáp án: C

Giải thích: Dòng điện xoay chiều là dòng điện luân phiên đổi chiều.

Câu 2. Khi nào thì dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều?

A. Khi cuộn dây dẫn đang quay thì dừng lại.

B. Khi nam châm đang chuyển động thì dừng lại.

C. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây liên tục tăng hoặc liên tục giảm.

D. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại.

Đáp án: D

Giải thích: Dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện cuộn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại.

Câu 3. Trong thí nghiệm như hình sau, dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi

Trắc nghiệm vật lí 9 bài 33: Dòng điện xoay chiều (P2) - Tech12h

A. nam châm và cuộn dây đều quay quanh trục PQ.

B. nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục PQ.

C. nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục AB.

D. nam châm và cuộn dây chuyển động thẳng cùng chiều với cùng vận tốc.

Đáp án: C

Giải thích: Dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi nam châm đứng yên, cuộn dây quay quanh trục AB.

Câu 4. Một khung dây dẫn kín được đặt trong từ trường như hình.

Khi cho khung quay quanh trục PQ nằm ngang

A. trong khung xuất hiện dòng điện xoay chiều.

B. không xác định được trong khung có dòng điện xoay chiều không.

C. trong khung không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ qua khung luôn thay đổi.

D. trong khung không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ qua khung dây luôn bằng không.

Đáp án: D

Giải thích: Khi cho khung dây quay quanh trục PQ nằm ngang thì trong khung không xuất hiện dòng điện xoay chiều do số đường sức từ qua khung dây luôn bằng không.

Câu 5. Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi

A. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm đi.

B. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng lên.

C. đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không thay đổi.

D. số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.

Đáp án: D

Giải thích: Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.

Câu 6. Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?

A. Liên tục cho một cực của nam châm lại gần rồi ra xa một đầu cuộn dây dẫn kín.

B. Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín, các đường sức từ bị cuộn dây cắt ngang.

C. Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức của từ trường.

D. Đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của ống dây rồi cho nam châm quay quanh trục đó.

Đáp án: D

Giải thích:

A, B, C – xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.

D – không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều. Vì lúc này số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây bằng 0.

Câu 7. Treo một thanh nam châm ở đầu một sợi dây và cho dao động quanh vị trí cân bằng OA như hình.

Vật lý 9 Bài 33: Dòng điện xoay chiều

Dòng điện điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín B là

A. dòng điện xoay chiều.

B. dòng điện có chiều không đổi.

C. không xuất hiện dòng điện trong cuộn dây.

D. không xác định được.

Đáp án: A

Giải thích: Khi thanh nam châm dao động quanh vị trí cân bằng OA như hình, dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây kín B là dòng điện xoay chiều. Vì khi đó số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây sẽ luân phiên tăng, giảm.

Câu 8. Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây

A. luôn luôn giảm.

B. luôn luôn tăng.

C. luôn luôn không đổi.

D. luân phiên tăng, giảm

Đáp án: D

Giải thích: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng, giảm.

Câu 9. Trường hợp nào dưới đây, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?

A. Đặt một thanh nam châm hình trụ trước một cuộn dây, vuông góc với một tiết diện cuộn dây rồi cho thanh nam châm quay quanh trục của nó.

B. Cho nam châm chuyển động lại gần cuộn dây.

C. Cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ.

D. Đặt thanh nam châm vào trong lòng cuộn dây rồi cho cả hai đều quay quanh một trục.

Đáp án: C

Giải thích: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức từ. Vì lúc đó số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn luân phiên tăng giảm.

Câu 10. Có mấy cách tạo ra dòng điện xoay chiều ?

A. 1 cách.

B. 2 cách.

C. 3 cách.

D. 4 cách.

Đáp án: B

Giải thích:

Có 2 cách tạo ra dòng điện xoay chiều.

+ Cách 1: Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín.

+ Cách 2: Cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 34: Máy phát điện xoay chiều

Lý thuyết Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều

Lý thuyết Bài 36: Truyền tải điện năng đi xa

Lý thuyết Bài 37: Máy biến thế

Lý thuyết Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

1 2,689 21/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: