Lý thuyết Điện trở của dây dẫn – định luật Ôm (mới 2024 + Bài Tập) - Vật lí 9

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn – định luật Ôm ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 9 Bài 2.

1 2926 lượt xem
Tải về


Lý thuyết Vật lí 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn – định luật Ôm

I. Điện trở của dây dẫn

- Điện trở của một dây dẫn R được xác định bằng công thức:

R=UI

- Cùng một dây dẫn R có giá trị không đổi.

- Các dây dẫn khác nhau thì giá trị R là khác nhau.

Điện trở biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.

- Đơn vị của điện trở là Ôm (kí hiệu là Ω), 1Ω=1V1A.

- Ngoài ra người ta còn dùng các bội số của ôm như:

1kΩ=1000Ω

1MΩ=1000000Ω

- Kí hiệu sơ đồ của điện trở trong mạch điện có thể biểu diễn như hình a hoặc hình b:

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn – định luật Ôm (ảnh 1)

II. Định luật Ôm

Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

I=UR

Trong đó:

+ R là điện trở (Ω)

+ U là hiệu điện thế (V)

+ I là cường độ dòng điện (A)

1A = 10-3 mA; 1kA = 1000 A

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

1 2926 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: