Lý thuyết Hiện tượng cảm ứng điện từ (mới 2024 + Bài Tập) - Vật lí 9

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 9 Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 9 Bài 31.

1 2,027 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết Vật lí 9 Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ

I. Cấu tạo và hoạt động của đinamô ở xe đạp

Trong đinamô có một nam châm và cuộn dây. Khi quay núm của đinamô thì nam châm quay theo và đèn sáng.

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ (ảnh 1)

II. Dùng nam châm để tạo ra dòng điện

1. Dùng nam châm vĩnh cửu

Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi ta đưa một cực nam châm lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây đó hoặc ngược lại.

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ (ảnh 1)

2. Dùng nam châm điện

Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong thời gian đóng và ngắt mạch của nam châm điện, nghĩa là trong thời gian dòng điện của nam châm điện biến thiên.

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ (ảnh 1)

III. Hiện tượng cảm ứng điện từ

Có nhiều cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện trong một cuộn dây dẫn kín:

+ Cho nam châm vĩnh cửu tiến lại gần hoặc ra xa cuộn dây.

+ Cho nam châm điện nằm yên trước cuộn dây và đóng ngắt mạch điện.

+ Cho nam châm quay quanh trục một trục thẳng đứng trước cuộn dậy

Dòng điện trong cuộn dây dẫn kín tạo ra từ nam châm được gọi là dòng điện cảm ứng.

Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng được gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ (ảnh 1)Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

1 2,027 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: