Lý thuyết Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì (mới 2024 + Bài Tập) - Vật lí 9
Tóm tắt lý thuyết Vật lí 9 Bài 45: Ảnh của một vật được tạo bởi thấu kính phân kì ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 9 Bài 45.
Lý thuyết Vật lí 9 Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
Bài giảng Vật lí 9 Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
1. Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
- Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
- Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
2. Cách dựng ảnh
- Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính (AB vuông góc với thấu kính, A nằm trên trục chính) ta làm như sau:
+ Dựng ảnh B’ của B bằng hai tia sáng đặc biệt.
+ Từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính ta có ảnh A’ của A.
3. Độ lớn của ảnh tạo bởi các thấu kính
- Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ:
+ Vật sáng đặt ngoài khoảng tiêu cự cho ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.
+ Vật sáng đặt trong khoảng tiêu cự cho ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.
- Ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kì:
+ Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
- Chú ý: Khi dựng ảnh, ảnh ảo và đường kéo dài của tia sáng được vẽ bằng nét đứt.
4. Công thức thấu kính phân kì
- Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh:
- Quan hệ giữa d, d’ và f:
Trong đó:
+ h: chiều cao của vật
+ h’: chiều cao của ảnh
+ d: khoảng cách từ vật đến thấu kính
+ d’: khoảng cách từ ảnh đến thấu kính
+ f: tiêu cự của thấu kính
Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
Câu 1. Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có độ cao như thế nào?
A. Lớn hơn vật.
B. Nhỏ hơn vật.
C. Bằng vật.
D. Bằng một nửa vật.
Đáp án: B
Giải thích: Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
Câu 2. Dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ, ta thấy
A. dòng chữ lớn hơn so với khi nhìn bình thường.
B. dòng chữ như khi nhìn bình thường.
C. dòng chữ nhỏ hơn so với khi nhìn bình thường.
D. không nhìn được dòng chữ.
Đáp án: C
Giải thích: Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo nhỏ hơn vật nên khi dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ ta thấy dòng chữ nhỏ hơn so với khi nhìn bình thường.
Câu 3. Một thấu kính phân kì có tiêu cự f = 20 cm. Một vật sáng AB đặt trước thấu kính, vuông góc với trục chính. Ảnh của AB qua thấu kính là A’B’. Khoảng cách d’ từ A’B’ đến thấu kính không thể có giá trị nào sau đây?
A. 10 cm.
B. 15 cm.
C. 25 cm.
D. 5 cm.
Đáp án: C
Giải thích: Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính phân kì không thể lớn hơn tiêu cự của thấu kính phân kì. Do đó, khoảng cách d’ từ A’B’ đến thấu kính không thể có giá trị 25 cm.
Câu 4. Ảnh của một vật thật được tạo bởi một thấu kính phân kì không bao giờ
A. là ảnh thật.
B. là ảnh ảo.
C. cùng chiều.
D. nhỏ hơn vật.
Đáp án: A
Giải thích: Ảnh của một vật thật được tạo bởi một thấu kính phân kì không bao giờ là ảnh thật.
Câu 5. Chọn câu trả lời đúng.
Một điểm sáng S đặt trên trục chính của một thấu kính, ta thu được ảnh S’ như hình. O là quang tâm của thấu kính.
A. Thấu kính trên là thấu kính hội tụ.
B. Thấu kính trên là thấu kính phân kì.
C. S’ là ảnh thật.
D. Cả A và C đều đúng.
Đáp án: B
Giải thích:
Ảnh S’ nằm giữa điểm sáng S và thấu kính.
Thấu kính trên là thấu kính phân kì.
Câu 6. Một vật nằm trên trục chính của một thấu kính phân kì và ở rất xa thấu kính. Ảnh của nó qua thấu kính là
A. ảnh thật.
B. ảnh ngược chiều.
C. ảnh ngược chiều với vật và cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
D. ảnh cùng chiều với vật và cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
Đáp án: D
Giải thích: Một vật nằm trên trục chính của một thấu kính phân kì và ở rất xa thấu kính. Ảnh của nó qua thấu kính là ảnh cùng chiều với vật và cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
Câu 7. Một vật AB cao 4 cm đặt trước một thấu kính phân kì cách thấu kính 30 cm. Ta thu được một ảnh cách thấu kính 15 cm như hình.
Ảnh đó là
A. ảnh thật cao 2 cm.
B. ảnh ảo cao 2 cm.
C. ảnh thật cao 4 cm.
D. ảnh ảo cao 2 cm.
Đáp án: B
Giải thích:
Ta thấy, A’B’ là đường trung bình của .
Do đó
Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo. Vậy ảnh đó là ảnh ảo cao 2 cm.
Câu 8. Một nguồn sáng điểm S nằm trên trục chính của một thấu kính phân kì. Ảnh S’ của nó qua thấu kính
A. nằm trên trục chính.
B. nằm ngoài trục chính.
C. không hứng được trên màn.
D. A và C đều đúng.
Đáp án: D
Giải thích: Một nguồn sáng điểm S nằm trên trục chính của một thấu kính phân kì. Ảnh S’ của nó qua thấu kính luôn là ảnh ảo và nằm trên trục chính.
Câu 9. Chọn câu trả lời đúng.
Một thấu kính có một mặt phẳng và một mặt cong là mặt cầu lõm bán kính R. Một vật AB đặt trước thấu kính ta thu được ảnh A’B’ có kích thước A’B’ = AB.
A. Thấu kính trên là thấu kính hội tụ.
B. A’B’ là ảnh thật.
C. A’B’ là ảnh ảo.
D. Cả A và C đều đúng.
Đáp án: C
Giải thích:
- Thấu kính có một mặt phẳng và một mặt cong là mặt cầu lõm là thấu kính phân kì.
- Thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
A, B, D – sai, C – đúng.
Câu 10. Ảnh ảo của một vật được tạo bởi thấu kính hội tụ và được tạo bởi thấu kính phân kì giống nhau ở chỗ
A. đều ngược chiều với vật.
B. đều cùng chiều với vật.
C. đều lớn hơn vật.
D. đều nhỏ hơn vật.
Đáp án: B
Giải thích: Ảnh ảo của một vật được tạo bởi thấu kính hội tụ và được tạo bởi thấu kính phân kì giống nhau ở chỗ đều cùng chiều với vật.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 9 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 9
- Giải sbt Hóa học 9
- Giải vở bài tập Hóa học 9
- Lý thuyết Hóa học 9
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 9
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn 9 (sách mới)
- Soạn văn 9 (ngắn nhất)
- Văn mẫu 9 (sách mới) | Để học tốt Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 9 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 9 (sách mới) | Giải bài tập Toán 9 Tập 1, Tập 2
- Giải sbt Toán 9
- Lý thuyết Toán 9
- Các dạng bài tập Toán lớp 9
- Giáo án Toán lớp 9 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 9 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 9 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (sách mới) | Để học tốt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Sinh học 9 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 9
- Giải vở bài tập Sinh học 9
- Lý thuyết Sinh học 9
- Giải sbt Sinh học 9
- Giải sgk Địa Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 9
- Lý thuyết Địa Lí 9
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 9
- Giải sgk Tin học 9 (sách mới) | Giải bài tập Tin học 9
- Lý thuyết Tin học 9
- Lý thuyết Giáo dục công dân 9
- Giải vở bài tập Lịch sử 9
- Giải Tập bản đồ Lịch sử 9
- Lý thuyết Lịch sử 9
- Lý thuyết Công nghệ 9