Lý thuyết Các tác dụng của ánh sáng (mới 2024 + Bài Tập) - Vật lí 9

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 9 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 9 Bài 56.

1 1,525 21/12/2023


Lý thuyết Vật lí 9 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng

Bài giảng Vật lí 9 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng

1. Tác dụng nhiệt của ánh sáng

- Ánh sáng chiếu vào các vật sẽ làm chúng nóng lên. Khi đó năng lượng ánh sáng đã bị biến thành nhiệt năng. Đó là tác dụng nhiệt của ánh sáng.

Ví dụ:

+ Ở ngoài trời nắng số chỉ của nhiệt kế tăng, con người cũng cảm thấy nóng bức.

+ Vào mùa hè, băng tan chảy.

- Trong tác dụng nhiệt của ánh sáng, các vật có màu tối hấp thụ năng lượng ánh sáng mạnh hơn các vật có màu sáng.

Ví dụ:

Vào mùa hè, người ta thường mặc quần áo màu sáng để cảm thấy mát hơn vì vật màu sáng hấp thu năng lượng ít hơn vật màu tối.

- Ứng dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng: Làm muối, phơi quần áo, phơi thóc, ...

2. Tác dụng sinh học của ánh sáng

- Ánh sáng có thể gây ra một số biến đổi nhất định ở các sinh vật. Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng.

- Trong tác dụng này năng lượng ánh sáng đã biến thành một số dạng năng lượng cần thiết cho cơ thể sinh vật.

Ví dụ:

+ Nơi đủ ánh sáng thì cây phát triển tốt, nơi thiếu ánh sáng cây phát triển kém.

+ Trẻ nhỏ có thời gian ở ngoài trời nhiều hơn, có sức khỏe và đề kháng tốt hơn.

3. Tác dụng quang điện của ánh sáng

a. Pin mặt trời

- Pin mặt trời là một nguồn điện có thể phát điện khi có ánh sáng chiếu vào nó.

b. Tác dụng quang điện của ánh sáng

- Trong khoa học, người ta gọi pin mặt trời là pin quang điện. Vì trong pin có sự biến đổi trực tiếp của năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện.

- Tác dụng của ánh sáng lên pin quang điện gọi là tác dụng quang điện.

Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng

Câu 1. Hiện tượng nào sau đây biểu hiện tác dụng sinh học của ánh sáng?

A. Ánh sáng mặt trời chiếu vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể nóng lên.

B. Ánh sáng chiếu vào một hỗn hợp khí clo và khí hiđro đựng trong một ống nghiệm có thể gây ra sự nổ.

C. Ánh sáng chiếu vào một pin quang điện sẽ làm cho nó phát điện.

D. Ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm chiếu vào cơ thể trẻ em sẽ chống được bệnh còi xương.

Đáp án: D

Giải thích:

A sai vì là biểu hiện tác dụng nhiệt của ánh sáng.

B sai vì là biểu hiện tác dụng nhiệt của ánh sáng.

C sai vì là biểu hiện tác dụng quang điện của ánh sáng.

Câu 2. Ánh sáng có tác dụng nhiệt khi năng lượng ánh sáng biến thành

A. điện năng.

B. nhiệt năng.

C. cơ năng.

D. hóa năng.

Đáp án: B

Giải thích: Ánh sáng có tác dụng nhiệt khi năng lượng ánh sáng biến thành nhiệt năng.

Câu 3. Tác dụng nào sau đây không phải do ánh sáng Mặt Trời gây ra?

A. Tác dụng nhiệt.

B. Tác dụng quang điện.

C. Tác dụng từ.

D. Tác dụng sinh học.

Đáp án: C

Giải thích: Ánh sáng Mặt Trời không có tác dụng từ.

Câu 4. Về mùa hè, ban ngày khi ra đường phố ta không nên mặt quần áo màu tối vì quần áo màu tối

A. hấp thụ ít ánh sáng, nên cảm thấy nóng.

B. hấp thụ nhiều ánh sáng, nên cảm thấy nóng.

C. tán xạ ánh sáng nhiều, nên cảm thấy nóng.

D. tán xạ ánh sáng ít, nên cảm thấy mát.

Đáp án: B

Giải thích: Về mùa hè, ban ngày khi ra đường phố ta không nên mặt quần áo màu tối vì quần áo màu tối hấp thụ nhiều ánh sáng, nên cảm thấy nóng.

Câu 5. Ánh sáng có tác dụng chủ yếu là

A. nhiệt.

B. quang điện.

C. sinh học.

D. từ.

Đáp án: A

Giải thích: Ánh sáng có tác dụng chủ yếu là nhiệt.

Câu 6. Vào mùa đông người ta thường mặc quần áo có:

A. màu trắng.

B. màu đen.

C. màu sẫm.

D. Cả B, C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích: Vào mùa đông người ta thường mặc quần áo có màu tối.

Câu 7. Vào mùa hè, người ta thường mặc quần áo có:

A. màu trắng.

B. màu đen.

C. màu sáng.

D. cả A, C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích: Vào mùa hè, người ta thường mặc quần áo có màu sáng như màu trắng.

Câu 8. Ta thường thấy xà cừ hay vỏ hến khi đưa ra ánh sáng mặt trời hay ánh sáng trắng thường có các màu sắc lấp lánh. Nguyên nhân là do:

A. khả năng phản xạ các ánh sáng có màu sắc khác nhau theo các góc độ khác nhau của chúng.

B. chúng được nhuộm các màu khác nhau.

C. tác dụng sinh học của ánh sáng lên chúng.

D. tác dụng nhiệt của ánh sáng lên chúng.

Đáp án: A

Giải thích: Ta thường thấy xà cừ hay vỏ hến khi đưa ra ánh sáng mặt trời hay ánh sáng trắng thường có các màu sắc lấp lánh. Nguyên nhân là do khả năng phản xạ các ánh sáng có màu sắc khác nhau theo các góc độ khác nhau của chúng.

Câu 9. Trong các công việc sau đây, công việc nào ứng dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng trắng?

A. Phơi thóc, ngô, cá, mực ... ngoài trời nắng, ánh sáng chiếu vào chúng sẽ làm nóng chúng lên và khô đi.

B. Làm muối ngoài đồng muối.

C. Ở các nước Châu Âu, thời tiết thường giá lạnh, vào những lúc có nắng, người ta thường ra ngoài để: “tắm nắng”.

D. Các công việc trên đều ứng dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng.

Đáp án: D

Giải thích: A, B, C đều đúng.

Câu 10. Chọn từ thích hợp, điền vào chỗ trống trong câu sau đây:

Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào bộ pin lắp trên các vệ tinh làm cho bộ pin phát điện. Đó là ...... của ánh sáng.

A. tác dụng nhiệt.

B. tác dụng sinh học.

C. tác dụng quang điện.

D. tác dụng sinh học và tác dụng nhiệt.

Đáp án: C

Giải thích: Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào bộ pin lắp trên các vệ tinh làm cho bộ pin phát điện. Đó là tác dụng quang điện của ánh sáng.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Tổng kết chương 3: Quang Học

Lý thuyết Bài 59: Năng lượng và sự chuyển hoá năng lượng

Lý thuyết Bài 60: Định luật bảo toàn năng lượng

Lý thuyết Bài 61: Sản xuất điện năng - nhiệt điện và thuỷ điện

Lý thuyết Bài 62: Điện gió - Điện mặt trời - Điện hạt nhân

1 1,525 21/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: