Lý thuyết Tổng kết chương 1: Điện học (mới 2024 + Bài Tập) - Vật lí 9

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 9 Bài 20: Tổng kết chương 1: Điện học ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 9 Bài 20.

1 1,194 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết Vật lí 9 Bài 20: Tổng kết chương 1: Điện học

1. Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn

Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó.

U1U2=I1I2

2. Định luật Ôm

Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

I=UR

Trong đó:

+ R là điện trở (Ω)

+ U là hiệu điện thế (V)

+ I là cường độ dòng điện (A)

3. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch nối tiếp và song song

- Đoạn mạch nối tiếp

+ IAB=I1=I2......=In

+ UAB=U1+U2......+Un

+ R = R1 + R2 +...+ Rn

- Đoạn mạch song song

+ IAB=I1+I2......+In

+ UAB=U1=U2......=Un

+ 1RAB=1R1+1R2+....+1Rn

Trong đó:

+ R1, R2,..., Rn là các điện trở;

+ UAB là hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch;

+ U1, U2,..., Un lần lượt là hiệu điện thế trên mỗi điện trở;

+ I1, I2,..., In lần lượt là cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở;

+ IAB là cường độ dòng điện qua mạch chính.

4. Công thức tính điện trở

Điện trở của các dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài l của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện S và phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn.

R=ρlS

Trong đó:

+ l là chiều dài dây dẫn (m)

+ ρ là điện trở suất (Ω.m)

+ S là tiết diện dây dẫn (m2)

+ R là điện trở của dây dẫn (Ω)

5. Công thức tính công suất điện

- Công suất điện của một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện qua đoạn mạch đó:

P = U.I = I2.R=U2R

Trong đó:

+ P là công suất (W)

+ U là hiệu điện thế (V)

+ I là cường độ dòng điện (A)

6. Công của dòng điện

Công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ để chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.

A = P. t = U.I.t = I2.R.t = U2R.t

Trong đó:

+ U là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch (V)

+ I là cường độ dòng điện qua đoạn mạch (A)

+ t là thời gian dòng điện thực hiện công (s)

+ P là công suất điện (W)

+ A là công của dòng điện (J)

7. Hiệu suất sử dụng điện năng

Tỉ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ được gọi là hiệu suất sử dụng điện năng:

H=AiAtp

Trong đó:

+ Ai là năng lượng có ích

+ Ahp là năng lượng hao phí vô ích

+ Atp = Ai + Ahp là năng lượng toàn phần được chuyển hóa từ điện năng

8. Định luật Jun – Len-xơ

- Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.

- Hệ thức của định luật: Q = I2.R.t

Trong đó:

+ R là điện trở của vật dẫn (Ω)

+ I là cường độ dòng điện chạy qua vật dẫn (A)

+ t là thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn (s)

+ Q là nhiệt lượng tỏa ra từ vật dẫn (J)

9. Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng

- Cần lựa chọn sử dụng các dụng cụ và thiết bị điện có công suất phù hợp.

- Không sử dụng các thiết bị khi không cần thiết tránh gây lãng phí điện.

- Sử dụng các thiết bị có gắn nhãn tiết kiệm điện.

- Tận dụng nguồn năng lượng tự nhiên như ánh sáng Mặt Trời, gió thổi,…

1 1,194 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: