Lý thuyết Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều (mới 2024 + Bài Tập) - Vật lí 9

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 9 Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 9 Bài 35.

1 3,815 21/12/2023


Lý thuyết Vật lí 9 Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều

Bài giảng Vật lí 9 Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều - Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều

1. Tác dụng của dòng điện xoay chiều

Dòng điện xoay chiều có các tác dụng nhiệt, quang và từ.

Ví dụ:

+ Tác dụng nhiệt: Dòng điện chạy qua bóng đèn làm cho dây tóc bóng đèn nóng tới mức phát sáng.

+ Tác dụng quang: Dòng điện làm cho bóng đèn bút thử điện phát sáng.

+ Tác dụng từ: Dòng điện chạy qua dây dẫn quấn xung quanh một lõi sắt tạo thành nam châm điện và hút được đinh sắt.

2. Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều

Khi dòng điện đổi chiều thì lực từ của dòng điện tác dụng lên nam châm cũng đổi chiều.

3. Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch điện xoay chiều

- Để đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện của dòng điện xoay chiều người ta dùng vôn kế và ampe kế có kí hiệu là AC hay (∼).

- Đặc điểm:

+ Kết quả đo không thay đổi khi ta đổi chỗ hai chốt của phích cắm vào ổ lấy điện.

+ Khi đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều, giá trị đo chỉ giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều.

Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều – Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều

Câu 1. Tác dụng nào phụ thuộc vào chiều của dòng điện?

A. Tác dụng nhiệt.

B. Tác dụng từ.

C. Tác dụng quang .

D. Tác dụng sinh lý.

Đáp án: B

Giải thích: Tác dụng từ phụ thuộc vào chiều của dòng điện. Lực từ sẽ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.

Câu 2. Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫn kín B. Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện cảm ứng. Người ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện xoay chiều?

A. Tác dụng nhiệt.

B. Tác dụng từ.

C. Tác dụng cơ.

D. Tác dụng quang .

Đáp án: B

Giải thích:

Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫn kín B. Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện cảm ứng.

Người ta sử dụng tác dụng từ của dòng điện.

Câu 3. Trong thí nghiệm như hình dưới. Hiện tượng gì xảy ra với đinh sắt khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện?

https://cdn.vungoi.vn/vungoi/1532138796775_2.JPG

A. Đinh sắt bị đẩy ra.

B. Đinh sắt quay ngược lại.

C. Đinh sắt quay một góc 90o.

D. Đinh sắt vẫn bị hút như trước.

Đáp án: D

Giải thích:

- Khi đóng khóa K: nam châm điện có từ tính tác dụng lực từ hút đinh sắt.

- Khi dòng điện đổi chiều thì nam châm điện đổi cực. Nhưng dù là cực nào hướng về phía đinh sắt thì nam châm điện vẫn luôn hút sắt. Do đó, đinh sắt vẫn bị hút như trước.

Câu 4. Dụng cụ đo cường độ dòng điện xoay chiều là

A. ampe kế xoay chiều.

B. ampe kế một chiều.

C. vôn kế xoay chiều.

D. vôn kế một chiều.

Đáp án: A

Giải thích: Dụng cụ đo cường độ dòng điện xoay chiều là ampe kế xoay chiều.

Câu 5. Máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay hoạt động dựa trên

A. tác dụng quang của dòng điện.

B. tác dụng nhiệt của dòng điện.

C. hiện tượng cảm ứng điện từ.

D. tác dụng sinh lí của dòng điện.

Đáp án: C

Giải thích: Máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.

Câu 6. Để đo hiệu điện thế của mạng điện dùng trong gia đình, ta cần chọn vôn kế có giới hạn đo

A. nhỏ hơn 220V, có kí hiệu AC (hay ~).

B. nhỏ hơn 220V, có kí hiệu DC (hay – ).

C. lớn hơn 220V, có kí hiệu AC (hay ~).

D. lớn hơn 220V, có kí hiệu DC (hay – ).

Đáp án: C

Giải thích:

- Hiệu điện thế của mạng điện dùng trong gia đình là 220 V. Do đó, để đo được hiệu điện thế này ta cần chọn vôn kế có giới hạn đo lớn hơn 220 V.

- Mạng điện dùng trong gia đình là điện xoay chiều, nên ta cần chọn vôn kế xoay chiều có kí hiệu AC (hay ~).

Câu 7. Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện xoay chiều, ta mắc vôn kế

A. nối tiếp vào mạch điện mà không cần phân biệt chốt dương, âm.

B. song song vào mạch điện mà không cần phân biệt chốt dương, âm.

C. nối tiếp vào mạch sao cho cho chốt dương của vôn kế nối với cực âm của nguồn điện và chốt âm của vôn kế nối với cực dương của nguồn điện.

D. song song vào mạch sao cho cho chốt dương của vôn kế nối với cực âm của nguồn điện và chốt âm của vôn kế nối với cực dương của nguồn điện.

Đáp án: B

Giải thích: Để đo hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện xoay chiều, ta mắc vôn kế song song vào mạch điện mà không cần phân biệt chốt dương, âm.

Câu 8. Một bóng đèn dây tóc có ghi 12V – 15W có thể mắc vào những mạch điện nào sau đây để đạt độ sáng đúng định mức?

A. Bình ăcquy có hiệu điện thế 16 V.

B. Hiệu điện thế một chiều 6 V.

C. Hiệu điện thế một chiều 9 V.

D. Đinamô có hiệu điện thế xoay chiều 12 V.

Đáp án: D

Giải thích: Để đạt độ sáng đúng định mức thì phải mắc đèn vào đinamô có hiệu điện thế xoay chiều 12 V.

Câu 9. Một đoạn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt được mắc vào nguồn điện xoay chiều và được đặt gần một lá thép. Khi đóng khóa K, lá thép dao động đó là do tác dụng nào của dòng điện?

A. Tác dụng từ.

B. Tác dụng dụng.

C. Tác dụng sinh lý.

D. Tác dụng quang.

Đáp án: A

Giải thích: Lá thép dao động là do tác dụng từ của dòng điện.

Câu 10. Tác dụng từ của dòng điện thay đổi như thế nào khi dòng điện đổi chiều?

A. Lực từ đổi chiều.

B. Tác dụng từ giảm đi.

C. Không còn tác dụng từ.

D. Tác dụng từ mạnh lên gấp đôi.

Đáp án: A

Giải thích: Lực từ (tác dụng từ) đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 36: Truyền tải điện năng đi xa

Lý thuyết Bài 37: Máy biến thế

Lý thuyết Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Lý thuyết Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ

Lý thuyết Bài 42: Thấu kính hội tụ

1 3,815 21/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: