Lý thuyết Sự tạo ảnh trong máy ảnh (mới 2024 + Bài Tập) - Vật lí 9

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 9 Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 9 Bài 47.

1 1826 lượt xem


Lý thuyết Vật lí 9 Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh

Bài giảng Vật lí 9 Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh

1. Cấu tạo của máy ảnh

- Máy ảnh là một dụng cụ dùng để thu ảnh của vật mà ta muốn ghi lại.

- Hai bộ phận chính của máy ảnh là vật kínhbuồng tối.

+ Vật kính là một thấu kính hội tụ.

+ Trong buồng tối có lắp phim (đóng vai trò là màn) để thu ảnh của vật trên đó.

2. Ảnh của một vật trong máy ảnh

- Ảnh của vật trên màn hứng ảnh là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

- Lưu ý: Để thu ảnh rõ nét trên phim cần điều chỉnh khoảng cách từ vật kính đến phim.

Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh

Câu 1. Ảnh của một vật trong máy ảnh có vị trí

A. nằm sát vật kính.

B. nằm trên vật kính.

C. nằm trên phim.

D. nằm sau phim.

Đáp án: C

Giải thích: Ảnh của một vật trong máy ảnh nằm trên phim.

Câu 2. Khi chụp ảnh bằng máy ảnh cơ học người thợ thường điều chỉnh ống kính máy ảnh để

A. thay đổi tiêu cự của ống kính.

B. thay đổi khoảng cách từ vật đến mắt.

C. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim.

D. thay đổi khoảng cách từ vật đến phim.

Đáp án: C

Giải thích:

- Khi chụp ảnh bằng máy ảnh cơ học người thợ thường điều chỉnh ống kính máy ảnh để thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim.

- Vật càng gần ống kính thì ảnh trên phim càng to.

Câu 3. Gọi f = OF = khoảng cách từ quang tâm O của vật kính của máy ảnh tới tiêu điểm chính F của nó. Để chụp được ảnh của một vật trên phim, ta phải đặt vật cách vật kính một khoảng d sao cho

A. d < f.

B. d = f.

C. f < d < 2f.

D. d > 2f.

Đáp án: D

Giải thích: Vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ, ảnh chụp của vật trên phim là ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. Do đó, vật cần chụp phải đặt cách vật kính máy ảnh khoảng cách d > 2f.

Câu 4. Trong máy ảnh

A. vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ.

B. ảnh của một vật cần chụp hiện trên phim.

C. ảnh của vật trên phim là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong máy ảnh

+ vật kính của máy ảnh là thấu kính hội tụ.

+ ảnh của một vật cần chụp hiện trên phim.

+ ảnh của vật trên phim là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

A, B, C – đều đúng.

Câu 5. Ảnh của một vật trên màn hứng ảnh trong máy ảnh bình thường là

A. ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

B. ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật.

C. ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

D. ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

Đáp án: C

Giải thích: Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ nên ảnh hứng được trên màn là ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật.

Câu 6. Người ta dùng máy ảnh để chụp ảnh một bức tranh cao 0,5 m và đặt cách máy 1,5 m. Người ta thu được ảnh trên phim cao 2,4 cm. Khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh là

A. 0,8 cm.

B. 7,2 cm.

C. 0,8 m.

D. 7,2 m.

Đáp án: B

Giải thích:

Đổi 2,4 cm = 0,024 m.

Ta có: hh'=dd'd'=h'.dh=0,024.1,50,5=0,072m=7,2cm

Khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh là 7,2 cm.

Câu 7. Trong máy ảnh cơ học, để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim, người ta thường

A. thay đổi tiêu cự của vật kính và giữ phim, vật kính đứng yên.

B. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa vật kính ra xa hoặc lại gần phim.

C. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa phim ra xa hoặc lại gần vật kính.

D. thay đổi vị trí của cả vật kính và phim sao cho khoảng cách giữa chúng không đổi.

Đáp án: B

Giải thích: Trong máy ảnh cơ học, để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim, người ta thường thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa vật kính ra xa hoặc lại gần phim.

Câu 8. Khi vật tiến lại gần máy ảnh thì

A. ảnh to dần.

B. ảnh nhỏ dần.

C. ảnh không thay đổi về kích thước.

D. ảnh không thay đổi vị trí so với vật kính.

Đáp án: A

Giải thích: Khi vật tiến lại gần máy ảnh thì ảnh to dần.

Câu 9. Buồng tối của máy ảnh có chức năng

A. điều chỉnh lượng ánh sáng vào máy.

B. không cho ánh sáng lọt vào máy.

C. ghi lại ảnh của vật.

D. tạo ảnh thật của vật.

Đáp án: B

Giải thích: Buồng tối của máy ảnh có chức năng không cho ánh sáng ngoài lọt vào, chỉ có ánh sáng của vật sáng truyền vào tác động lên phim.

Câu 10. Vật kính của máy ảnh là một

A. thấu kính hội tụ.

B. thấu kính phân kì.

C. gương phẳng.

D. gương cầu.

Đáp án: A

Giải thích: Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 48: Mắt

Lý thuyết Bài 49: Mắt cận và mắt lão

Lý thuyết Bài 50: Kính lúp

Lý thuyết Bài 51: Bài tập quang hình học

Lý thuyết Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu

1 1826 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: