Lý thuyết Động cơ điện một chiều (mới 2024 + Bài Tập) - Vật lí 9

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 9 Bài 28: Động cơ điện một chiều ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 9 Bài 28.

1 1,582 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết Vật lí 9 Bài 28: Động cơ điện một chiều

I. Nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều

1. Các bộ phận chính của động cơ điện một chiều

Động cơ điện một chiều gồm hai bộ phận chính là nam châm và khung dây dẫn.

Ngoài ra, để khung dây có thể quay liên tục còn phải có bộ góp điện, trong đó có các thanh quét đưa dòng điện từ nguồn điện vào khung dây.

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 28: Động cơ điện một chiều (ảnh 1)

2. Hoạt động của động cơ điện một chiều

Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 28: Động cơ điện một chiều (ảnh 1)

3. Kết luận

Động cơ điện một chiều có hai bộ phận chính là:

+ Nam châm tạo ra từ trường (bộ phận đứng yên được gọi là stato)

+ Khung dây dẫn cho dòng điện chạy qua (bộ phận quay được gọi là rôto)

Ngoài ra, để khung dây có thể quay liên tục cần phải có bộ góp điện.

II. Động cơ điện một chiều trong kĩ thuật

Trong động cơ điện kĩ thuật, bộ phận tạo ra từ trường là nam châm điện.

Bộ phận quay của động cơ điện kĩ thuật không đơn giản là một khung dây mà gồm nhiều cuộn dây đặt lệch nhau và song song với trục của một khối trụ làm bằng các lá thép kĩ thuật ghép lại.

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 28: Động cơ điện một chiều (ảnh 1)

III. Sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện

Khi động cơ điện hoạt động, điện năng của dòng điện được chuyển hóa thành cơ năng.

1 1,582 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: