Lý thuyết Mắt cận và mắt lão (mới 2024 + Bài Tập) - Vật lí 9

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 9 Bài 49.

1 3651 lượt xem


Lý thuyết Vật lí 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão

Bài giảng Vật lí 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão

1. Mắt cận

a. Những biểu hiện của tật cận thị

- Điểm cực viễn của mắt cận ở gần hơn so với mắt bình thường.

- Người bị cận thị có thể nhìn rõ những vật ở gần nhưng không nhìn rõ được những vật ở xa (nếu mắt không điều tiết).

Ví dụ:

+ Khi đọc sách phải đặt gần mắt hơn bình thường.

+ Ngồi dưới lớp không nhìn rõ chữ viết ở trên bảng.

b. Cách khắc phục tật cận thị

Đeo kính cận để có thể nhìn rõ những vật ở xa.

+ Kính cận là thấu kính phân kì.

+ Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn (Cv) của mắt.

2. Mắt lão

a. Những biểu hiện của mắt lão

- Mắt lão là mắt của người già.

- Mắt lão nhìn rõ những vật ở xa nhưng không nhìn rõ những vật ở gần như hồi còn trẻ.

- Điểm cực cận của mắt lão xa mắt hơn so với mắt bình thường.

b. Cách khắc phục tật mắt lão

Mắt lão phải đeo kính lão để nhìn rõ các vật ở gần.

+ Kính lão là thấu kính hội tụ.

+ Kính lão phù hợp cho ảnh của vật nằm ở vùng nhìn rõ của mắt.

Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão

Câu 1. Kính cận thích hợp là kính phân kì có tiêu điểm F

A. trùng với điểm cực cận của mắt.

B. trùng với điểm cực viễn của mắt.

C. nằm giữa điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt.

D. nằm giữa điểm cực cận và thể thủy tinh của mắt.

Đáp án: B

Giải thích: Kính cận thích hợp là kính phân kì có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn CV của mắt.

Câu 2. Mắt cận có điểm cực viễn

A. ở rất xa mắt.

B. xa mắt hơn điểm cực viễn của mắt bình thường.

C. gần mắt hơn điểm cực viễn của mắt bình thường.

D. xa mắt hơn điểm cực viễn của mắt lão.

Đáp án: C

Giải thích: Mắt cận có điểm cực viễn gần mắt hơn điểm cực viễn của mắt bình thường.

Câu 3. Tác dụng của kính lão là để

A. tạo ảnh ảo nằm ngoài khoảng cực cận của mắt.

B. tạo ảnh ảo nằm trong khoảng cực cận của mắt.

C. tạo ảnh thật nằm ngoài khoảng cực cận của mắt.

D. tạo ảnh thật nằm trong khoảng cực cận của mắt.

Đáp án: A

Giải thích:

Mắt lão có điểm cực cận ở xa hơn so với mắt bình thường. Đeo kính lão giúp nhìn rõ những vật ở gần.

Tác dụng của kính lão là để tạo ảnh ảo nằm ngoài khoảng cực cận của mắt.

Câu 4. Mắt của một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 10 cm đến 100 cm. Mắt này có tật gì và phải đeo kính nào?

A. Mắt cận, đeo kính hội tụ.

B. Mắt lão, đeo kính phân kì.

C. Mắt lão, đeo kính hội tụ.

D. Mắt cận, đeo kính phân kì.

Đáp án: D

Giải thích: Người đó chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 10 cm đến 100 cm mà không nhìn rõ ở vô cực Người này bị tật cận thị và cần đeo kính phân kì.

Câu 5. Mắt của một người có khoảng cực viễn là 50 cm. Thấu kính mang sát mắt sử dụng phù hợp là thấu kính

A. hội tụ có tiêu cự 50 cm.

B. hội tụ có tiêu cự 25 cm.

C. phân kì có tiêu cự 50 cm.

D. phân kì có tiêu cự 25 cm.

Đáp án: C

Giải thích:

- Mắt của người này có khoảng cực viễn là 50 cm

Người này bị tật cận thị và phải đeo kính phân kì.

- Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn của mắt

Tiêu cự của thấu kính phân kì phù hợp chính bằng khoảng cực viễn và bằng 50 cm.

Câu 6. Trong những biểu hiện sau đây, biểu hiện nào là triệu chứng của tật cận thị?

A. Khi đọc sách phải đặt sách gần mắt hơn bình thường.

B. Ngồi dưới lớp nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ.

C. Ngồi trong lớp nhìn không rõ các vật ngoài sân.

D. Các biểu hiện A, B, C đều là những biểu hiện của tật cận thị.

Đáp án: D

Giải thích:

Cả 3 biểu hiện này đều có điểm chung là chỉ nhìn rõ những vật ở gần mà không rõ những vật ở xa đều là triệu chứng của tật cận thị.

Câu 7. Biết tiêu cự của kính cận bằng cách từ mắt đến điểm cực viễn của mắt. Thấu kính nào trong số bốn thấu kính dưới đây có thể làm kính cận?

A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 5 cm.

B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 5 cm.

C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm.

D. Thấu kính phân kì có tiêu cự 40 cm.

Đáp án: D

Giải thích:

- Kính cận là thấu kính phân kì A, C không thể sử dụng làm kính cận.

- Tiêu cự của kính cận bằng khoảng cực viễn của mắt, khoảng cực viễn là 40 cm sẽ hợp lí hơn khoảng cực viễn là 5 cm.

Thấu kính có thể làm kính cận là thấu kính phân kì có tiêu cự 40 cm.

Câu 8. Chọn câu phát biểu đúng.

A. Mắt cận nhìn rõ các vật ở gần mà không nhìn rõ các vật ở xa.

B. Mắt cận nhìn rõ các vật ở xa mà không nhìn rõ các vật ở gần.

C. Mắt tốt nhìn rõ các vật ở gần mà không nhìn rõ các vật ở xa.

D. Mắt tốt nhìn rõ các vật ở xa mà không nhìn rõ các vật ở gần.

Đáp án: A

Giải thích:

A – đúng.

B – sai. Vì mắt cận nhìn rõ các vật ở gần mà không nhìn rõ các vật ở xa.

C, D – sai. Vì mắt tốt nhìn rõ cả các vật ở gần cũng như ở xa.

Câu 9. Để khắc phục tật cận thị, ta cần đeo loại kính có tính chất như

A. kính phân kì.

B. kính hội tụ.

C. kính lão.

D. kính râm (kính mát).

Đáp án: A

Giải thích: Để khắc phục tật cận thị, ta cần đeo kính phân kì để nhìn rõ những vật ở xa.

Câu 10. Biểu hiện của mắt cận là

A. chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt.

B. chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt.

C. nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.

D. không nhìn rõ các vật ở gần mắt.

Đáp án: A

Giải thích: Biểu hiện của mắt cận là chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 50: Kính lúp

Lý thuyết Bài 51: Bài tập quang hình học

Lý thuyết Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu

Lý thuyết Bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng

Lý thuyết Bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu

1 3651 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: