Lý thuyết Lực điện từ (mới 2024 + Bài Tập) - Vật lí 9

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 9 Bài 27: Lực điện từ ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 9 Bài 27.

1 1,872 21/12/2023
Tải về


Lý thuyết Vật lí 9 Bài 27: Lực điện từ

I. Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện

1. Thí nghiệm

- Mắc mạch điện như hình, đoạn dây dẫn thẳng AB nằm trong từ trường của một nam châm.

- Đóng công tắc K → thấy dây AB lệch khỏi vị trí cân bằng, chứng tỏ, có lực tác dụng vào đoạn dây.

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 27: Lực điện từ (ảnh 1)

2. Kết luận:

Từ trường tác dụng lên đoạn dây dẫn AB có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường. Lực đó được gọi là lực điện từ.

II. Chiều của lực điện từ. Quy tắc bàn tay trái.

1. Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Chiều của lực điện từ tác dụng lên đoạn dây dẫn đặt trong từ trường và có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào chiều dòng điện trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.

2. Quy tắc bàn tay trái

- Sử dụng quy tắc bàn tay trái giúp xác định được chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn. Khi biết được 2 trong 3 chiều (chiều dòng điện, chiều lực điện từ, chiều đường sức từ) thì ta có thể xác định được chiều còn lại.

- Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 27: Lực điện từ (ảnh 1)- Chú ý:

+ Nếu dây dẫn đặt song song với đường sức từ thì không có lực từ tác dụng lên nó.

+ Thông thường, lực từ thường có tác dụng làm quay khung dây hoặc làm khung dây bị nén hay bị kéo dãn.

1 1,872 21/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: