Lý thuyết Thấu kính hội tụ (mới 2024 + Bài Tập) - Vật lí 9

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 9 Bài 42: Thấu kính hội tụ ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 9 Bài 42.

1 5,427 21/12/2023


Lý thuyết Vật lí 9 Bài 42: Thấu kính hội tụ

Bài giảng Vật lí 9 Bài 42: Thấu kính hội tụ

1. Đặc điểm của thấu kính hội tụ

- Thấu kính hội tụ được làm bằng vật liệu trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu (một trong hai mặt có thể là mặt phẳng). Phần rìa ngoài mỏng hơn phần chính giữa.

- Kí hiệu thấu kính hội tụ được biểu diễn như hình vẽ:

2. Trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính hội tụ

- Mỗi thấu kính đều có trục chính, quang tâm, tiêu điểm, tiêu cự.

Trên hình vẽ ta quy ước gọi:

+ Δ là trục chính của thấu kính

+ O là quang tâm của thấu kính

+ F và F’ là tiêu điểm của thấu kính

+ Khoảng cách OF = OF’ = f gọi là tiêu cự của thấu kính.

3. Đường truyền của một số tia sáng qua thấu kính hội tụ

- Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.

- Đường truyền của một số tia sáng đặc biệt:

+ Tia tới đến quang tâm thì cho tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.

+ Tia tới song song với trục chính thì cho tia ló đi qua tiêu điểm.

+ Tia tới qua tiêu điểm cho tia ló song song với trục chính.

Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 42: Thấu kính hội tụ

Câu 1. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.

B. Có phần giữa dày hơn phần rìa và cho phép thu được hình ảnh của Mặt Trời.

C. Có phần giữa mỏng hơn phần rìa và không cho phép thu được ảnh của Mặt Trời.

D. Có phần giữa dày hơn phần rìa và không cho phép thu được hình ảnh của Mặt Trời.

Đáp án: B

Giải thích:

- Thấu kính hội tụ có phần giữa dày hơn phần rìa.

- Vì Mặt Trời ở rất xa thấu kính nên ảnh tạo bởi thấu kính sẽ là ảnh thật

Ta có thể thu được ảnh của Mặt Trời.

Câu 2. Vật liệu nào được dùng làm thấu kính?

A. Thủy tinh trong.

B. Đồng.

C. Nhôm.

D. Sắt.

Đáp án: A

Giải thích: Thấu kính thường được làm bằng vật liệu trong suốt nên thủy tinh trong được dùng để làm thấu kính.

Câu 3. Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành

A. chùm tia phản xạ.

B. chùm tia ló hội tụ.

C. chùm tia ló phân kì.

D. chùm tia ló song song khác.

Đáp án: B

Giải thích: Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia ló hội tụ.

Câu 4. Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có

A. phần rìa dày hơn phần giữa.

B. phần rìa mỏng hơn phần giữa.

C. phần rìa và phần giữa bằng nhau.

D. hình dạng bất kì.

Đáp án: B

Giải thích: Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa, được làm bằng vật liệu trong suốt.

Câu 5. Cho một thấu kính hội tụ có khoảng cách giữa hai tiêu điểm là 60 cm. Tiêu cự của thấu kính là

A. 60 cm.

B. 120 cm.

C. 30 cm.

D. 90 cm.

Đáp án: A

Giải thích: Tiêu cự của thấu kính là: f= FF'2=602=30cm

Câu 6. Kí hiệu của thấu kính hội tụ là

A. Hình 1.

B. Hình 2.

C. Hình 3.

D. Hình 4.

Đáp án: C

Giải thích:

Hình 1: kí hiệu gương cầu lõm.

Hình 2: kí hiệu thấu kính phân kì.

Hình 3: kí hiệu thấu kính hội tụ.

Hình 4: kí hiệu gương phẳng.

Câu 7. Chùm tia sáng đi qua thấu kính hội tụ mô tả hiện tượng

A. truyền thẳng ánh sáng.

B. tán xạ ánh sáng.

C. phản xạ ánh sáng.

D. khúc xạ ánh sáng.

Đáp án: D

Giải thích: Chùm tia sáng đi qua thấu kính hội tụ mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

Câu 8. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau.

Một thấu kính hội tụ có thể có

A. hai mặt lồi.

B. một mặt phẳng và một mặt lồi.

C. một mặt lồi và một mặt lõm thì mặt lồi có bán kính nhỏ hơn.

D. một mặt lồi và một mặt lõm thì mặt lồi có bán kính lớn hơn.

Đáp án: D

Giải thích:

A, B, C – đúng.

D – sai. Vì một thấu kính hội tụ có thể có một mặt lồi và một mặt lõm thì mặt lồi có bán kính nhỏ hơn.

Câu 9. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau.

Đối với thấu kính hội tụ

A. tia sáng đi qua quang tâm O cho tia ló sẽ truyền thẳng.

B. tia sáng tới song song với trục chính thì tia ló sẽ đi qua tiêu điểm ảnh chính F’.

C. tia sáng tới qua tiêu điểm vật chính F thì tia ló song song với trục chính.

D. tia sáng tới có đường kéo dài qua tiêu điểm ảnh chính F’ thì tia ló không song song với trục chính.

Đáp án: D

Giải thích:

A, B, C – đúng.

D – sai. Vì tia sáng tới có đường kéo dài qua tiêu điểm ảnh chính F’ thì tia ló song song với trục chính.

Câu 10. Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ cho tia ló

A. đi qua tiêu điểm.

B. song song với trục chính.

C. truyền thẳng theo phương của tia tới.

D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.

Đáp án: C

Giải thích: Tia tới đi qua quang tâm thì tia ló tiếp tục đi thẳng (không bị khúc xạ) theo phương của tia tới.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

Lý thuyết Bài 44: Thấu kính phân kì

Lý thuyết Bài 45: Ảnh của một vật được tạo bởi thấu kính phân kì

Lý thuyết Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh

Lý thuyết Bài 48: Mắt

1 5,427 21/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: