Lý thuyết Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ (mới 2024 + Bài Tập) - Vật lí 9

Tóm tắt lý thuyết Vật lí 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Vật lí 9 Bài 41.

1 2,366 21/12/2023


Lý thuyết Vật lí 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ

Bài giảng Vật lí 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ

1. Thí nghiệm

- Tia sáng truyền từ không khí vào lăng kính thủy tinh (góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới).

- Tia sáng truyền từ không khí vào nước (góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới).

- Tia sáng truyền từ thủy tinh vào không khí (góc khúc xạ lớn hơn góc tới).

2. Kết luận

- Khi tia sáng đi từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới và ngược lại.

- Khi góc tới tăng (hoặc giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm) theo.

- Khi góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ cũng bằng 00, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền thẳng qua hai môi trường.

Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ

Câu 1. Một tia sáng khi truyền từ nước ra không khí thì

A. góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

B. tia khúc xạ luôn nằm trùng với pháp tuyến.

C. tia khúc xạ hợp với pháp tuyến một góc 30°.

D. góc khúc xạ vẫn nằm trong môi trường nước.

Đáp án: A

Giải thích: Khi tia sáng truyền từ nước ra không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

Câu 2. Khi ánh sáng truyền từ không khí sang thủy tinh thì

A. góc khúc xạ r không phụ thuộc vào góc tới i.

B. góc tới i nhỏ hơn góc khúc xạ r.

C. khi góc tới i tăng thì góc khúc xạ r giảm.

D. khi góc tới i tăng thì góc khúc xạ r tăng.

Đáp án: D

Giải thích:

- Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

- Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm).

Câu 3. Một đồng tiền xu được đặt trong chậu. Đặt mắt cách miệng chậu một khoảng h. Khi chưa có nước thì không thấy đồng xu, nhưng khi cho nước vào lại trông thấy đồng xu vì

A. có sự khúc xạ ánh sáng.

B. có sự phản xạ toàn phần.

C. có sự phản xạ ánh sáng.

D. có sự truyền thẳng ánh sáng.

Đáp án: A

Giải thích:

Do hiện tượng khúc xạ ánh sáng nên khi đổ nước vào, ảnh của vật được dịch lên một đoạn nên mắt ta có thể nhìn thấy được đồng xu.

https://cdn.vungoi.vn/vungoi/1531658098276_3.PNG

Câu 4. Chiếu một tia sáng từ nước vào không khí với góc tới bằng 30o thì

A. góc khúc xạ lớn hơn 30o.

B. góc khúc xạ bằng 30o.

C. góc khúc xạ nhỏ hơn 30o.

D. Cả ba câu A, B, C đều sai.

Đáp án: A

Giải thích: Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí góc khúc xạ lớn hơn góc tới. Do đó, khi góc tới bằng 30o thì góc khúc xạ lớn hơn 30o.

Câu 5. Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi

A. góc tới bằng 0o.

B. góc tới bằng góc khúc xạ.

C. góc tới lớn hơn góc khúc xạ.

D. góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Đáp án: A

Giải thích:

Khi góc tới bằng 0o thì góc khúc xạ bằng 0o, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.

Tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi góc tới bằng 0o.

Câu 6. Xét một tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i và r là góc tới và góc khúc xạ. Điều nào sau đây là sai?

A. i > r.

B. Khi i tăng thì r cũng tăng.

C. Khi i tăng thì r giảm.

D. Khi i = 0o thì r = 0o.

Đáp án: C

Giải thích: C – sai, vì khi i tăng thì r cũng tăng.

Câu 7. Một cốc thủy tinh trong, đáy phẳng, đựng nước trong, được đặt trên một tờ giấy có chữ O. Một người đặt mắt trên phương thẳng đứng, nhìn chữ O đó qua mặt nước trong cốc. Hỏi tia sáng truyền từ chữ O đến mắt đã chịu bao nhiêu lần khúc xạ?

A. Một lần.

B. Hai lần.

C. Ba lần.

D. Bốn lần.

Đáp án: C

Giải thích: Tia sáng truyền từ chữ O tới mắt người đó đã qua ba lần khúc xạ tại ba mặt phân cách: Không khí – Thủy tinh; Thủy tinh – Nước và Nước – Không khí.

Câu 8. Một người nhìn thấy viên sỏi dưới đáy một chậu chứa đầy nước. Thông tin nào sau đây là sai?

A. Tia sáng từ viên sỏi tới mắt truyền theo đường gấp khúc.

B. Tia sáng từ viên sỏi tới mắt truyền theo đường thẳng.

C. Ảnh của viên sỏi nằm trên vị trí thực của viên sỏi.

D. Tia sáng truyền từ viên sỏi đến mắt có góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Đáp án: B

Giải thích:

A, C, D – đúng.

B – sai. Vì tia sáng từ viên sỏi tới mắt ta bị khúc xạ và truyền theo đường gấp khúc.

Câu 9. Hãy chọn câu phát biểu đúng.

A. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ không nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

B. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

C. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ.

D. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ.

Đáp án: B

Giải thích:

A – sai. Vì tia tới và tia khúc xạ luôn nằm cùng trong mặt phẳng tới.

C, D – sai. Vì góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

B – đúng.

Câu 10. Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i là góc tới và r là góc khúc xạ thì

A. r < i.

B. r > i.

C. r = i.

D. 2r = i.

Đáp án: A

Giải thích: Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới r < i.

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Vật lí lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 42: Thấu kính hội tụ

Lý thuyết Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

Lý thuyết Bài 44: Thấu kính phân kì

Lý thuyết Bài 45: Ảnh của một vật được tạo bởi thấu kính phân kì

Lý thuyết Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh

1 2,366 21/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: