Lý thuyết Tích vô hướng của một vectơ với một số - Toán 10 Kết nối tri thức

Với lý thuyết Toán lớp 10 Bài 9: Tích vô hướng của một vectơ với một số, ngắn gọn và bài tập tự luyện có lời giải chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm để học tốt môn Toán 10.

1 2,017 14/08/2023
Tải về


Lý thuyết Toán 10 Bài 9: Tích vô hướng của một vectơ với một số - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết

1. Tích của một vectơ với một số

• Tích của một vectơ a0 với một số thực k > 0 là một vectơ, kí hiệu là k a, cùng hướng với vectơ a và có độ dài bằng k a.

Ví dụ: Cho hình vẽ sau:

Tích của một vectơ với một số

– Vectơ 12a cùng hướng với vectơ a và 12a = 12|a|

– Vectơ 32a cùng hướng với vectơ a và 32a32|a|.

• Tích của một vectơ a0 với một số thực k < 0 là một vectơ, kí hiệu là k a, ngược hướng với vectơ a và có độ dài bằng (–k) |a|.

Ví dụ: Cho hình sau:

Tích của một vectơ với một số

– Vectơ –2a ngược hướng với vectơ a và 2a2|a|

– Vectơ 32a ngược hướng với vectơ a và 32a32|a|.

Chú ý: Ta quy ước k a = 0 nếu a = 0 hoặc k = 0.

Nhận xét: Vectơ k a có độ dài bằng |k||a| và cùng hướng với a nếu k ≥ 0, ngược hướng với a nếu a ≠ 0 và k < 0.

Chú ý: Phép lấy tích của vectơ với một số gọi là phép nhân vectơ với một số (hay phép nhân một số với vectơ).

2. Các tính chất của phép nhân vectơ với một số

Với hai vectơ ab và hai số thực k, t, ta luôn có :

+) k(ta) = (kt) a;

+) k (a b) = ka + kb; k (a – b) = ka – kb;

+) (k + t) a = ka + ta;

+) 1a = a; (–1) a = –a.

Nhận xét:

Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng AB khi và chỉ khi IA+IB=0.

Điểm G là trọng tâm của tam giác ABC khi và chỉ khi GA+GB+GC=0.

Ví dụ:

a) Cho đoạn thẳng CD có trung điểm I. Chứng minh với điểm O tùy ý, ta có OC+OD=2OI.

b) Cho tam giác ABC có G là trọng tâm. Chứng minh rằng với điểm O tùy ý, ta có OA+OB+OC+OD=3OG.

Hướng dẫn giải

a) Vì I là trung điểm của CD nên ta có IC+ID=0.

Do đó OC+OD=(OI+IC)+(OI+ID) = 2OI + (IC+ID)= 2OI + 0 = 2OI.

Vậy, OC+OD=2OI.

b) Vì G là trọng tâm tam giác ABC nên: GA+GB+GC=0.

Ta có OA+OB+OC=(OG+GA)+(OG+GB)+(OG+GC)

3OG+(GA+GB+GC)=3OG+0=3OG

Vậy OA+OB+OC=3OG.

Chú ý : Cho hai vectơ không cùng phương a và b. Khi đó, mọi vectơ u đều biểu thị (phân tích) được một cách duy nhất theo hai vectơ a và b, nghĩa là có duy nhất cặp số (x; y) sao cho u = xa + yb.

Tích của một vectơ với một số

Ví dụ : Cho tam giác ABC. Hãy xác định điểm M để MA+3MB+2MC=0.

Hướng dẫn giải

Tích của một vectơ với một số

Để xác định vị trí của M, trước hết ta biểu thị AM (với gốc A đã biết) theo hai vectơ đã biết AB,AC.

MA+3MB+2MC=0

⇔ MA+3(MA+AB)+2(MA+AC)=0

⇔ 6MA+3AB+2AC=0

 AM=12AB+13AC

Lấy điểm E là trung điểm của AB và điểm F thuộc cạnh AC sao cho AF=13AC.

Khi đó AE=12AB và AF=13AC. Vì vậy AM=AE+AF.

Suy ra M là đỉnh thứ tư của hình bình hành EAFM.

B. Bài tập tự luyện

B1. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Cho vectơ a0  với số thực k như thế nào thì vectơ ka  ngược hướng với vectơ a .

A. k = 1;    

B. k = 0;   

C. k < 0;   

D. k > 0.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là C

Tích của một vectơ a0  với số thực k < 0 là một vec tơ kí hiệu ka  ngược hướng với vectơ a .

Câu 2: Cho vectơ a , b  và hai số thực k, t. Khẳng định nào sau đây là sai?

Lý thuyết Tích vô hướng của một vectơ với một số - Toán 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là B

Ta có (k + t) a = k a + t a. Do đó B sai.

Câu 3: Cho ba điểm A, B, C phân biệt sao cho AB=kAC . Biết rằng C là trung điểm đoạn thẳng AB. Giá trị k thỏa mãn điều kiện nào sau đây?

A. k < 0   

B. k = 1   

C. 0 < k < 1   

D. k > 1

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là D

Lý thuyết Tích vô hướng của một vectơ với một số - Toán 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Vì C là trung điểm của đoạn thẳng AB nên AC = 2AB.

Ta có AC,AB  là hai vectơ cùng hướng nên AC=2AB . Suy ra k = 2 > 1.

Vậy k thỏa mãn điều kiện k > 1.

B2. Bài tập tự luận

Câu 4: Cho a và điểm O không thuộc giá của a. Xác định hai điểm M và N sao cho OM=3a,ON=4a.

Hướng dẫn giải

Tích của một vectơ với một số

Vẽ đường thẳng d đi qua O và song song với giá của a.

Trên d lấy điểm M sao cho OM= 3|a|, OM và a cùng hướng khi đó OM=3a.

Trên d lấy điểm N sao cho ON = 4|a|, ON và a ngược hướng, khi đó ON=4a.

Câu 5: Cho tam giác ABC. Điểm M trên cạnh BC sao cho MB = 2MC. Hãy phân tích vectơ AM theo hai vectơ u=AB,v=AC.

Hướng dẫn giải

Tích của một vectơ với một số

Ta có: AM=AB+BM=AB+23BC

AB+23(ACAB)=13AB+23AC

Vậy AM=13u+23v.

Câu 6: Cho tam giác ABC. Hai điểm M, N được xác định bởi các hệ thức: BC+MA=0,ABNA3AC=0. Chứng minh MN // AC.

Hướng dẫn giải

Vì BC+MA=0,ABNA3AC=0

Do đó ta có: BC+MA+ABNA3AC=0

Hay (AB+BC)+(MA+AN)3AC=0

⇔ AC+MN3AC=0

⇔ MN=2AC

Vậy MN và AC cùng phương.

Từ giả thiết BC+MA=0 suy ra BC=AM, mà A, B, C không thẳng hàng nên bốn điểm A, B, C, M là 4 đỉnh của một hình bình hành.

Suy ra M không thuộc đường thẳng AC, mà MN và AC cùng phương.

Vậy MN // AC.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Toán lớp 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 10: Vectơ trong mặt phẳng tọa độ

Lý thuyết Bài 11: Tích vô hướng của hai vectơ

Tổng hợp lý thuyết Chương 4

Lý thuyết Bài 12: Số gần đúng và sai số

Lý thuyết Bài 13: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm

1 2,017 14/08/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: