Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 9 (mới 2024 + Bài tập): Nhật Bản

Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 9 Bài 9: Nhật Bản ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 9 Bài 9.

1 1,181 21/12/2023


Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 9: Nhật Bản

A. Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 9: Nhật Bản

I. TÌNH HÌNH NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH

a. Những khó khăn của Nhật Bản:

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 9: Nhật Bản hay, ngắn gọn

Lược đồ Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai

- Nhật Bản là nước bại trận bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.

- Nhiều khó khăn bao trùm Nhật Bản: thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, lạm phát nặng nề.

b. Những cải cách dân chủ sau chiến tranh:

- Dưới chế độ quân quản của Mĩ, một loạt các chính sách dân chủ được tiến hành:

+ Ban hành Hiến pháp mới.

+ Thực hiện cải cách ruộng đất (1946 – 1949).

+ Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng phạt tội phạm chiến tranh.

+ Giải giáp các lực lượng vũ trang.

+ Giải thể các công ty độc quyền lớn.

+ Thanh lọc các lực lượng phát xít ra khỏi bộ máy nhà nước.

+ Ban hành các quyền tự do dân chủ.

=> Mang lại luồng không khí mới đối với các tầng lớp nhân dân, thúc đẩy sự phát triển đất nước.

II. NHẬT BẢN KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC SAU CHIẾN TRANH

- Chiến tranh Triều Tiên (6 – 1950) và chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ là cơ hội để nền kinh tế Nhật Bản phát triển manh mẽ.

- Những năm 60 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì, vượt các nước Tây Âu vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản.

- Những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính thế giới.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 9: Nhật Bản hay, ngắn gọn

Tàu chạy trên đẹm từ của Nhật Bản

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 9: Nhật Bản hay, ngắn gọn

Cầu Sê-tô Ô-ha-si nối liền hai đảo Hôn-xiu và Xi-cô-cư

* Nguyên nhân của sự phát triển:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Sự phát triển của nền kinh tế thế giới.

+ Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học, kĩ thuật.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật – sẵn sàng tiếp thu những thành tựu tiến bộ của thế giới những vẫn giữ bản sắc dân tộc.

+ Hệ thống quản lý có hiệu quả của các công ty, xí nghiệp Nhật Bản.

+ Vai trò của nhà nước trong đề ra các chiến lược phát triển, điều tiết nền kinh tế.

+ Con người Nhật được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù, kỉ luật, tiết kiệm.

- Khó khăn, hạn chế: thiếu nguyên liệu, sự cạnh tranh, chèn ép của Mĩ và nhiều nước khác.

- Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái kéo dài.

III. CHÍNH SÁCH ĐỐI NỘI VÀ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT SAU CHIẾN TRANH

a. Chính sách đối nội:

- Chuyển từ xã hội chuyên chế sang xã hội dân chủ.

- Đảng Cộng sản cùng nhiều chính đảng khác được công khai hoạt động, phong trào bãi công và các phong trào dân chủ khác phát triển.

- Từ năm 1955 đến 1993, Đảng Dân chủ tự do (LDP) lên cầm quyền ở Nhật.

- Từ năm 1993, Đảng Dân chủ tự do mất quyền lập chính phủ, phải nhường chỗ cho các lực lượng đối lập.

b. Chính sách đối ngoại:

- Ngày 8 – 9 – 1951, Nhật Bản kí với Mĩ “Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật”, chấp nhận đặt dưới “ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ”, để Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.

Lý thuyết Lịch Sử 9 Bài 9: Nhật Bản hay, ngắn gọn

Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật

- Nhật Bản chi tiêu rất ít cho quân sự, thi hành chính sách đối ngoại mềm mỏng và tập chung phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại.

- Từ những năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế của mình.

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 9: Nhật Bản

Câu 1. Sau chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Nhật Bản bị quân đội nước nào chiếm đóng dưới danh nghĩa quân Đồng minh?

A. Anh

B. Pháp

C. Liên Xô

D. Mĩ

Đáp án: D

Giải thích: Sau chiến tranh, Nhật Bản bị quân đội Mĩ với danh nghĩa lực lượng Đồng minh chiến đóng từ năm 1945 đến năm 1952, nhưng chính phủ Nhật Bản vẫn được phép tồn tại và hoạt động. (SGK SỬ 9/Tr.36)

Câu 2. Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu vào khoảng thời gian nào?

A. Những năm 50 của thế kỉ XX.

B. Những năm 60 của thế kỉ XX.

C. Những năm 70 của thế kỉ XX.

D. Những năm 80 của thế kỉ XX.

Đáp án: B

Giải thích: Những năm 60 của thế kỉ XX, khi Mỹ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nền kinh tế Nhật Bản có cơ hội mới để đạt được sự tăng trường “thần kì”, vượt qua các nước Tây Âu vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản sau Mỹ. (SGK SỬ 9/Tr.37)

Câu 3. Nội dung cơ bản của hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật (1951) là

A. Mĩ cam kết không xâm lược Nhật Bản

B. Mĩ giải giáp lực lượng phát xít ở Nhật Bản.

C. Nhật Bản được đặt dưới sự bảo hộ hạt nhân của Mĩ.

D. Chấm dứt thời kì chiếm đóng của Đồng minh ở Nhật Bản

Đáp án: C

Giải thích: Ngày 8-9-1951, Nhật Bản kí với Mĩ Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đặt dưới ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân, xây dựng căn cứ trên lãnh thổ Nhật Bản. (SGK SỬ 9/Tr.39)

Câu 4. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản có đặc điểm gì?

A. Đạt sự tăng trưởng “thần kì”

B. Lâm vào suy thoái khủng hoảng

C. Tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ

D. Cơ bản được phục hổi và bước đầu phát triển

Đáp án: B

Giải thích: Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái khủng hoảng chưa từng thấy sau chiến tranh thế giới thứ 2. (SGK SỬ 9/Tr.39)

Câu 5. Một trong những khó khăn, hạn chế của nền kinh tế Nhật Bản là

A. hầu hết nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài.

B. không tiếp cận được các nguồn viện trợ từ bên ngoài.

C. năng suất lao động thấp.

D. trình độ quản lí và năng lực sản xuất kém.

Đáp án: A

Giải thích: Nền kinh tế Nhật Bản gặp nhiều khó khăn hạn chế là do hầu hết nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài, sự cạnh tranh, chèn ép của Mĩ và nhiều nước…(SGK SỬ 9/Tr.38)

Câu 6. Đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Mềm mỏng về chính trị, tập trung vào phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại

B. Đối đầu gay gắt với Mĩ trên mọi lĩnh vực.

C. Cạnh tranh gay gắt với Mĩ và các nước Tây Âu.

D. Tiến hành chiến tranh xâm lược để tái chiếm các nước Đông Nam Á.

Đáp án: A

Giải thích: Đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là mềm mỏng về chính trị và tập trung phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại như trao đổi buôn bán, tiến hành đầu tư và viện trợ cho các nước, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.(SGK SỬ 9/Tr.39)

Câu 7. Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản trong thời kì chiến tranh lạnh khoảng

A. 1% GDP

B. 2% GDP

C. 4% GDP

D. 5% GDP

Đáp án: A

Giải thích: Trong thời kì chiến tranh lạnh, Nật Bản chỉ dành 1%GDP cho chi phí quân sư, còn lại tập trung phát triển kinh tế.(SGK SỬ 9/Tr.39)

Câu 8. Để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế, hiện nay Nhật Bản đã vươn lên để trở thành một cường quốc về

A. khoa học vũ trụ

B. quân sự

C. chính trị

D. khoa học – kĩ thuật

Đáp án: C

Giải thích: Từ những năm 90 của thế kỉ XX Nhật Bản nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế.(SGK SỬ 9/Tr.40)

THÔNG HIỂU

Câu 9. Nhân tố nào được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam

B. Sự viện trợ của Mĩ cho Nhật Bản

C. Sự viện trợ của các nước Tây Âu cho Nhật Bản

D. Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại

Đáp án: A

Giải thích: Những năm 60 của thế kỉ XX, khi Mỹ gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nền kinh tế Nhật Bản có cơ hội mới để đạt được sự tăng trường “thần kì”, vượt qua các nước Tây Âu vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản sau Mỹ. (SGK SỬ 9/Tr.37)

Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm nổi bật của tình hình Nhật Bản trong những năm 1945 - 1952?

A. Thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực thực phẩm.

B. Đất nước gặp nhiều khó khăn: thất nghiệp, thiếu thốn lương thực, thực phẩm…

C. Phát triển thần kì, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.

D. Đất nước bị quân đội nước ngoài chiếm đóng.

Đáp án: C

Giải thích: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là nước bại trận, mất hết thuộc địa, bị quân đội nước ngoài chiếm đóng. Đất nước Nhật gặp nhiều khó khăn: thất nghiệp, thiếu thốn lương thực, thực phẩm, hàng hóa, lạm phát gia tăng. .(SGK SỬ 9/Tr.36)

Câu 11. Đâu không phải là cải cách dân chủ mà Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh đã thi hành ở Nhật Bản sau chiến tranh?

A. Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế.

B. Tiến hành cải cách ruộng đất.

C. Thông qua và thực hiện các đạo luật lao động.

D. Bảo lưu các lực lượng quân phiệt ở Nhật.

Đáp án: D

Giải thích: Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh đã thi hành một loạt cải cách dân chủ như ban hành Hiến pháp mới, thủ tiêu chế độ kinh tế tập trung, tiến hành cải cách ruộng đất, thông qua và thực hiện các đạo luật lao động.(SGK SỬ 9/Tr.37)

Câu 12. Ý nghĩa quan trọng nhất của các cải cách mà lực lượng Đồng minh đã thực hiện ở Nhật Bản giai đoạn 1945-1951 là

A. khôi phục nền kinh tế Nhật Bản đạt mức trước chiến tranh

B. dân chủ hóa Nhật Bản, tạo điều kiện để nước Nhật phát triển ở giai đoạn sau

C. tạo mầm mống để chủ nghĩa quân phiệt phát triển trở lại

D. đưa Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm tài chính lớn của thế giới

Đáp án: B

Giải thích: Các cải cách mà lực lượng Đồng minh đã thực hiện ở Nhật Bản giai đoạn 1945-1951 đã thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa quân phiệt, dân chủ hóa đời sống kinh tế - chính trị, tạo điều kiện để nền kinh tế Nhật Bản cất cánh ở giai đoạn sau.(SGK SỬ 9/Tr.37)

Câu 13. Nguyên nhân khách quan thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. con người Nhật có ý chí vươn lên, được đào tạo chu đáo, cần cù lao động.

B. các công ty Nhật Bản năng động, có sức cạnh tranh cao

C. vai trò điều tiết, quản lý của nhà nước

D. nguồn viện trợ của Mĩ; các cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam.

Đáp án: D

Giải thích: Tận dụng được các điều kiện thuận lợi từ bên ngoài như nguồn vốn đầu tư của Mỹ, tận dụng chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam để buôn bán vũ khí, …. .(SGK SỬ 9/Tr.37)

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của Nhật Bản trong những năm 1960 – 1973?

A. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.

B. Tận dụng tốt các yếu tố thuận lợi bên ngoài.

C. Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp.

D. Thu được lợi nhuận từ việc khai thác các thuộc địa.

Đáp án: D

Giải thích: Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản đã bị mất hết thuộc địa.

Câu 15. Nguyên nhân phát triển của kinh tế Mĩ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống nhau?

A. Lợi dụng nguồn viện trợ của các nước Tây Âu.

B. Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.

C. Khai thác, bóc lột nhân dân các nước thuộc địa.

D. Tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào.

Đáp án: B

Giải thích: Điểm giống nhau trong sự phát triển kinh tế của Mĩ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là đều chú trọng áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm

1 1,181 21/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: