Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 8 (mới 2024 + Bài tập): Nước Mĩ
Tóm tắt lý thuyết Lịch sử 9 Bài 8: Nước Mĩ ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Lịch sử 9 Bài 8.
Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 8: Nước Mĩ
A. Lý thuyết Lịch sử 9 Bài 8: Nước Mĩ
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ NƯỚC MĨ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
- Mĩ thu nhiều lợi nhuận từ Chiến tranh thế giới thứ hai, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.
Một số số liệu về tình hình kinh tế Mĩ (màu xanh) sau Chiến tranh thế giới thứ hai
+ Những năm1945-1950, Mĩ chiếm ½ sản lượng công nghiệp thế giới, tổng sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a, Nhật cộng lại, nắm ¾ trữ lượng vàng thế giới.
+ Là chủ nợ duy nhất trên thế giới.
+ Độc quyền về vũ khí nguyên tử.
- Nguyên nhân của sự phát triển:
+ Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, giàu tài nguyên, có nhiều nhân công với trình độ kĩ thuật, tay nghề cao,…
+ Không bị chiến tranh tàn phá, mà làm giàu từ chiến tranh thông qua buôn bán vũ khí.
+ Biết áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại.
+ Quá trình tập trung tư bản cao, các tổ hợp công nghiệp – quân sự hoạt động có hiệu quả.
+ Vai trò điều tiết của Nhà nước.
- Những thập niên tiếp theo, tuy vẫn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ được ưu thế như trước.
- Nguyên nhân làm địa vị kinh tế Mĩ suy giảm:
+ Tây Âu, Nhật Bản vươn lên mạnh mẽ trở thành những trung tâm kinh tế cạnh tranh gay gắt với Mĩ.
+ Kinh tế không ổn định, vấp phải suy thoái, khủng hoảng.
+ Mĩ chi khoản tiền lớn cho việc chạy đua vũ trang và các cuộc chiến tranh xâm lược.
+ Chênh lệch giàu nghèo quá lớn gây nên sự không ổn định về kinh tế và xã hội.
II. SỰ PHÁT TRIỂN VỀ KHOA HỌC – KĨ THẬT CỦA MĨ SAU CHIẾN TRANH
- Mĩ khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, đi đầu về khoa học kĩ thuật và công nghệ trên thế giới và thu được nhiều thành tựu kì diệu:
+ Sáng chế các công cụ sản xuất mới (máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động)
+ Các nguồn năng lượng mới.
+ Những vật liệu tổng hợp mới.
+ “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp.
+ Cách mạng trong giao thông và thông tin liên lạc.
+ Đi đầu trong công cuộc chinh phục vũ trụ.
+ Sản xuất vũ khí hiện đại.
Người Mĩ đặt chân lên mặt trăng năm 1969
Tàu con thoi của Mĩ đang được phóng lên
=> Nền kinh tế Mĩ không ngừng tăng trưởng, đời sống vật chất, tinh thần của người dân có nhiều thay đổi.
III. CHÍNH SÁCH ĐỐI NỘI VÀ ĐỐI NGOẠI CỦA MĨ SAU CHIẾN TRANH
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Dân chủ và Đảng cộng hòa thay nhau lên cầm quyền ở Mĩ.
a. Chính sách đối nội:
- Ban hành nhiều đạo luật phản động như: cấm Đảng Cộng sản hoạt động, chống lại phong trào đình công và loại những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy nhà nước.
- Một số đạo luật sau này bị bãi bỏ do áp lực đấu tranh của nhân dân.
- Các đời tổng thống Mĩ tiếp tục thực hiện các chính sách ngăn cản phong trào công nhân, chính sách phân biệt chủng tộc.
- Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Mĩ vẫn diễn ra liên tục.
b. Chính sách đối ngoại:
- Đề ra “Chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc, thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.
- Viện trợ để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, lập các khối quân sự, tiến hành chiến tranh xâm lược.
Bản đồ các khối quân sự trên thế giới
Mĩ trong chiến tranh Việt Nam
B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 8: Nước Mĩ
Câu 1. Điểm nổi bật của tình hình kinh tế nước Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Bị chiến tranh tàn phá và thiệt hại nặng nề về người và của.
B. Phụ thuộc chặt chẽ vào các nước châu Âu.
C. Thu được nhiều lợi nhuận và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất.
D. Nhanh chóng khôi phục kinh tế và phát triển.
Đáp án: C
Giải thích: Bước ra khỏi chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ thu được 114 ti4 USD lợi nhuận trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. (SGK SỬ 9/Tr.33)
Câu 2. Trong những năm 1945 – 1950, quốc gia nào chiếm hơn 50% sản lượng công nghiệp toàn cầu?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Đức.
D. Mĩ.
Đáp án: D
Giải thích: Trong những năm 1945-1950 Mỹ chiếm hơn 56% sản lượng công nghiệp toàn thế giới, nắm trong tay ¾ dự trữ vàng của thế giới…(SGK SỬ 9/Tr.33)
Câu 3. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai khởi đầu từ quốc gia nào?
A. Anh.
B. Nhật Bản
C. Liên Xô
D. Mỹ
Đáp án: D
Giải thích: Mỹ là nước khởi đầu cho cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai, bắt đầu từ giữa những năm 40 của thế kỉ XX. (SGK SỬ 9/Tr.34)
Câu 4. Năm 1969, Mĩ đã đạt được thành tựu gì nổi bật về khoa học - kĩ thuật?
A. Tiến hành cuộc “cách mạng xanh”
B. Chế tạo ra công cụ sản xuất mới
C. Đưa con người lên mặt trăng
D. Tạo ra cừu Đô-li
Đáp án: C
Giải thích: Năm 1969, Mỹ trở thành nước đầu tiên trên thế giới đưa được con người lên Mặt trăng. (SGK SỬ 9/Tr.34)
Câu 5. Điểm nổi bật trong chính sách đối nội của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai.
B. Đàn áp phong trào công nhân, cấm Đảng Cộng sản Mĩ hoạt động.
C. Đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền.
D. Tiến hành hàng loạt các cuộc chiến tranh xâm lược.
Đáp án: B
Giải thích: Sau chiến tranh, chính phủ Mỹ đã ban hành hàng loạt đạo luật phản động như cấm Đảng Mĩ hoạt động, chống lại phong trào đình công và loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy nhà nước. (SGK SỬ 9/Tr.35)
Câu 6. Chính sách đối ngoại nổi bật của Mĩ trong giai đoạn 1991-2000 là
A. Cố gắng thiết lập trật tự thế giới đơn cực.
B. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
C. Thiết lập chế độ thực dân cũ ở châu Á, Mĩ Latinh.
D. Nới lỏng sự kiểm soát đối với Đảng Cộng sản ở Mĩ.
Đáp án: A
Giải thích: Dựa vào sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong giai đoạn 1991-2000 và những ưu thế vượt trội của Mĩ, giới cầm quyền Mĩ đã cố gắng thiết lập một trật tự thế giới đơn cực do Mĩ hoàn toàn chi phối, khống chế. Tuy nhiên, giữa những tham vọng to lớn và khả năng thực tế của Mĩ vẫn có những khoảng cách không nhỏ. (SGK SỬ 9/Tr.35)
Câu 7. Sau chiến tranh thế giới thứ 2 nền kinh tế Mĩ thu được nhiều lợi nhuận từ:
A. chế tạo, xuất khẩu vũ khí
B. sản xuất, xuất khẩu lương thực
C. xuất khẩu phần mềm tin học
D. bán phát minh khoa học kĩ thuật
Đáp án: A
Giải thích: Nước Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và ván vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến. (SGK SỬ 9/Tr.33)
Câu 8. Hai Đảng thay nhau cầm quyền ở Mĩ là:
A. Đảng Bảo thủ và Đảng Tự do
B. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa
C. Đảng Tự do và Đảng Dân chủ
D. Đảng Bảo thủ và Đảng Cộng hòa
Đáp án: B
Giải thích: Cũng như trước đây, sau chiến tranh thế giới thú hai, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa thay nhay lên cần quyền ở Mĩ. (SGK SỬ 9/Tr.35)
THÔNG HIỂU
Câu 9. Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Không bị chiến tranh tàn phá.
B. Bán vũ khí cho các nước tham chiến.
C. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.
D. Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước.
Đáp án: D
Giải thích: Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước không phải nguyên nhân tạo điều kiện cho kinh tế Mỹ phát triển trong và sau chiến tranh thế giới thứ hai. Vì các cuộc chiến tranh này đòi hỏi chi phí quân sự lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của nước Mĩ. (SGK SỬ 9/Tr.35)
Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sức cạnh tranh lớn của các tập đoàn tư bản lũng đoạn.
B. Mĩ buôn bán vũ khí và không bị chiến tranh tàn phá.
C. Mĩ áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật.
D. Mĩ biết tận dụng các nguồn viện trợ bên ngoài.
Đáp án: D
Giải thích: Bước ra khỏi cuộc CTTG II, Mĩ thu được 114 tỉ USD lợi nhuận và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới. Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương che chở nên không bị chiến tranh tàn phá. Nước Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến. (SGK SỬ 9/Tr.33)
Câu 11. Nguyên nhân nào không dẫn đến sự suy yếu của kinh tế Mỹ từ những năm 70 của thế kỉ XX?
A. Sự vươn lên cạnh tranh mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu.
B. Kinh tế Mỹ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.
C. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới.
D. Tác động của cách mạng khoa học – kĩ thuật
Đáp án: D
Giải thích: Sự suy yếu của kinh tế Mỹ từ những năm 70 của thế kỉ XX như: nền kinh tế vấp phải các cuộc suy thoái, khủng hoảng, sự vươn lên cạnh tranh gay gắt của Nhật Bản và Tây Âu cùng với đó là sự tiêu tốn ngân sách khi đeo đuổi tham vọng bá chủ thế giới. (SGK SỬ 9/Tr.34)
Câu 12. Mĩ đề ra chiến lược toàn cầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai không nhằm mục tiêu nào sau đây?
A. Chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.
C. Thiết lập sự thống trị trên toàn thế giới.
D. Viện trợ cho các nước kém phát triển trên thế giới.
Đáp án: D
Giải thích: Chiến lược toàn cầu của Mỹ nhằm 3 mục tiêu cơ bản: chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị của Mỹ trên phạm vi toàn thế giới. (SGK SỬ 9/Tr.35)
Câu 13. Để thực hiện “chiến lược toàn cầu”, trong những năm 1945 – 1973, Mĩ đã thực hiện nhiều hành động, ngoại trừ việc
A. ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
B. phát động cuộc “chiến tranh lạnh”.
C. gây ra các cuộc chiến tranh cục bộ.
D. can thiệp vào nội bộ nhiều nước.
Đáp án: D
Giải thích: Để thực hiện “chiến lược toàn cầu” trong những năm 1945 – 1973, Mỹ phát động các cuộc “Chiến tranh lạnh” chống Liên Xô và các nước XHCN, gây ra các cuộc chiến tranh cục bộ, can thiệp vào nội bộ nhiều nước. Những chính sách của Mĩ đạt được một số thành quả nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn, thiệt hại. (SGK SỬ 9/Tr.35)
Câu 14. Biểu hiện nào chứng tỏ Mĩ đã rất thành công khi tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp giai đoạn 1945-1973?
A. Mĩ chiếm 40% sản lượng công nghiệp toàn cầu.
B. Công nghiệp tăng 27% so với trước chiến tranh.
C. Kinh tế Mĩ chiếm 25% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
D. Năm 1949, sản lượng nông nghiệp của Mĩ bằng 2 lần sản lượng Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Nhật Bản.
Đáp án: D
Giải thích: “Cách mạng xanh” là khái niệm chỉ những thay đổi, tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực nông nghiệp. Một thành tựu lớn của kinh tế Mĩ trong những năm 1945 – 1973 là một trong những dấu hiệu chứng tỏ Mĩ đã rất thành công khi tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp đó là: Sản lượng nông nghiệp Mĩ năm 1949 bằng 2 lần tổng sản lượng nông nghiệp các nước Anh, Pháp, Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Đức và Nhật Bản. (SGK SỬ 9/Tr.34)
Câu 15. Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Bán vũ khí cho các bên tham chiến.
B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
C. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
D. Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao.
Đáp án: C
Giải thích: Sau chiến tranh thế giới thứ ha Mỹ áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất, giúp nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu kinh tế hợp lý.(SGK SỬ 9/Tr.34)
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Hóa học 9 (sách mới) | Giải bài tập Hóa 9
- Giải sbt Hóa học 9
- Giải vở bài tập Hóa học 9
- Lý thuyết Hóa học 9
- Các dạng bài tập Hóa học lớp 9
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 9 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) | Để học tốt Ngữ văn 9 (sách mới)
- Soạn văn 9 (ngắn nhất)
- Văn mẫu 9 (sách mới) | Để học tốt Ngữ văn 9 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 9 (sách mới) | Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Toán 9 (sách mới) | Giải bài tập Toán 9 Tập 1, Tập 2
- Giải sbt Toán 9
- Lý thuyết Toán 9
- Các dạng bài tập Toán lớp 9
- Giáo án Toán lớp 9 mới nhất
- Bài tập Toán lớp 9 mới nhất
- Chuyên đề Toán lớp 9 mới nhất
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Tiếng Anh 9 (sách mới) | Để học tốt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9
- Giải sbt Tiếng Anh 9 (thí điểm)
- Giải sgk Sinh học 9 (sách mới) | Giải bài tập Sinh học 9
- Giải vở bài tập Sinh học 9
- Lý thuyết Sinh học 9
- Giải sbt Sinh học 9
- Giải sgk Vật Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Vật lí 9
- Giải sbt Vật Lí 9
- Lý thuyết Vật Lí 9
- Các dạng bài tập Vật lí lớp 9
- Giải vở bài tập Vật lí 9
- Giải sgk Địa Lí 9 (sách mới) | Giải bài tập Địa lí 9
- Lý thuyết Địa Lí 9
- Giải Tập bản đồ Địa Lí 9
- Giải sgk Tin học 9 (sách mới) | Giải bài tập Tin học 9
- Lý thuyết Tin học 9
- Lý thuyết Giáo dục công dân 9
- Lý thuyết Công nghệ 9